Cách điều trị và ngăn ngừa rầy phấn trắng trên cây mai vàng

8 Tháng Mười Hai, 2022

Các bạn đã quá quen thuộc với hình ảnh mai vàng vào ngày Tết Nguyên Đán hàng năm. Tuy nhiên công việc chăm sóc mai không phải đơn giản bởi vì cây mai thường mắc nhiều bệnh như bệnh thán thư, mai bị đốm lá, rỉ sắt, bệnh cháy lá… Trong đó bệnh rầy phấn trắng có tốc độ sinh sôi mạnh mẽ trên cây mai do sự lây lan từ các cây trồng khác như đu đủ, ổi, xoài… Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ về dấu hiệu và cách phòng trị bệnh rầy phấn trắng trên cây mai, mời các bạn theo dõi thêm.

bệnh rầy phấn trắng
Cách tiêu diệt rầy phấn trắng trên cây mai vàng

Những biểu hiện rầy phấn trắng trên cây mai

Dấu hiệu để nhận biết bệnh rầy phấn trắng trên cây mai rất dễ nhận biết nếu thường xuyên quan sát kỹ vườn mai. Khi gây bệnh rầy non sẽ thải ra những sợi sáp trắng phủ xung quanh cơ thể, các tua sáp này tạo mặt dưới của lá mai một lớp bông phấn màu trắng. Rầy trưởng thành và rầy non đều sẽ sống ở mặt dưới lá mai để chích hút nhựa lá mai. Ngoài ra, chúng còn bám trên đọt non, lá non, làm cho đọt non, lá non bị quăn queo không thể phát triển.

Bệnh rầy phấn trắng sẽ không làm nguy hiểm đến cây mai nhưng nếu không có phương án xử lý kịp thời và triệt để thì sẽ làm các chi cành mai bị suy yếu dần và dẫn đến chết cây.

Tìm hiểu giống mai mới lạ mang tên siêu bông sài gòn

Những đặc điểm rầy phấn trắng trên cây mai

Aleurodicus dispersus là tên khoa học của rầy phấn trắng, thuộc họ Aleyrodidae. Rầy phấn trắng sẽ trải qua giai đoạn rầy non gồm 4 tuổi và kéo dài trong 1 tháng. Một con rầy trưởng thành sẽ có kích thước nhỏ, dài 1,5- 2mm, cánh có màu trắng, râu đầu ngắn. Trên cơ thể của rầy non sẽ có thêm các tua trắng. Chúng sẽ tiến hành đẻ trứng ở mặt dưới của lá, rải rác trứng thành vòng tròn có hình xoắn ốc và được che phủ bởi lông sáp trắng mịn, trong mỗi vòng xoắn sẽ có khoảng 15 – 25 trứng. Trứng với kích thước rất nhỏ khoảng 0,5 mm. Một tuần trứng của rầy phấn trắng sẽ bắt đầu nở.

Chất thải của rầy phấn trắng chứa nhiều chất đường mật nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp cho nấm bồ hóng phát triển làm giảm đi diện tích quang hợp của lá mai, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mai vàng. Chúng cũng có nhiều loài thiên địch như ong ký sinh, ruồi ăn thịt, bọ cánh lưới, nấm ký sinh…

Cách điều trị và ngăn ngừa bệnh rầy phấn trắng trên cây mai
Hình dạng rầy phấn trắng trưởng thành trên cây mai

Cách phòng trừ bệnh rầy phấn trắng ở cây mai vàng

Cách điều trị bệnh rầy trắng trên cây mai

Khi mới xuất hiện bệnh rầy phấn trắng trên cây mai thì có thể chữa bằng cách thủ công nhưng sau pha 1 ly rượu trắng nhỏ với 1 cốc nước lọc và phun đều. Nếu bệnh phát triển nặng thì đến cửa hàng mua thuốc đặc trị rầy phấn trắng về phun cho cây mai.

Những loại thuốc trị bệnh rầy phấn trắng trên cây mai các bạn có thể tham khảo như sau:

  • Thuốc trừ sâu Applaud 10WP (Buprofezin)
  • Thuốc trừ sâu Trebon 10EC (Etofenprox 10%)
  • Thuốc trừ sâu Pegasus 500SC (Diafenthiuron)
  • Thuốc trừ sâu CANON 100SL (Imidacloprid)
  • Thuốc trừ sâu HOPKILL50ND (Fenobucarb)
  • Thuốc trừ sâu CARMETHRIN 25EC (Cypermethrin)
  • Thuốc trừ sâu FENTOX25EC (Dimethoate 21.5% + Fenvalerate 3.5%)

Có thể dùng các loại thuốc gốc sinh học như MUSKARDIN (nấm trắng Beauveria bassiana Vuill)… bạn có thể dùng chung với dầu khoáng. Điều đáng quan tâm nhất là rầy phấn trắng có tính kháng thuốc cao, nên khi thấy sự xuất hiện vài con ở mặt dưới lá non thì các bạn cần phun các thuốc có hoạt chất Pymetrozin để trị dứt điểm.

Cách điều trị và ngăn ngừa bệnh rầy phấn trắng trên cây mai
Dấu hiệu bệnh rầy phấn trắng ở lá mai vàng

Cách phòng bệnh rầy trắng trên cây mai

Tuyệt đối các bạn không nên để cây mai sống dưới bóng râm có tán cây của những cây trồng khác. Vì sẽ tạo điều kiện cho cây mai bị lây lan các bệnh không mong muốn từ các loại cây trồng khác.

Phải luôn chủ động cắt bỏ các cành mai dày, rậm rạp dễ khiến phát sinh nấm bệnh.

Qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp các thông tin về bệnh rầy phấn trắng gặp ở mai vàng và cách khắc phục, bà con có thể tham khảo thêm để áp dụng vào vườn mai đang canh tác. Sâu bệnh hại mai vàng xuất hiện quanh năm, nếu có biện pháp phòng trừ tốt sẽ giúp cây mai tránh được bệnh hiệu quả, sinh trưởng và phát triển tốt. Chúc bà con thành công!

Các bạn có thể xem thêm: Bệnh rỉ sắt trên cây mai vàng là gì?Cách ngừa và chữa trị

Bài viết liên quan:

Kỹ thuật cắt uốn cây hoa mai vàng đơn giản, chi tiết nhất
Tìm hiểu kỹ thuật ghép mai vàng chuyên nghiệp
Hạt mai bao lâu nảy mầm? Kỹ thuật ươm hạt mai chi tiết nhất
Hướng dẫn kỹ thuật xử lý thuốc khi mới đào mai về