Để có một chậu mai đẹp hay một vườn mai không bị sâu bệnh và cho ra nhiều nụ hoa thì việc chăm sóc và bón phân theo đúng liều lượng là việc rất quan trọng. Mai nở đúng thời điểm đòi hỏi người trồng phải tính toán thời gian phát triển của cây theo từng tháng và quá trình chăm sóc chúng kỹ lưỡng trong suốt cả năm.
Mai vàng là loài cây dễ trồng và chăm sóc nhưng để có một cây hoa đẹp, nở đúng dịp Tết thì đó là một quá trình chăm sóc từ việc bón phân, tỉa cành, lặt lá, tưới nước…Theo từng giai đoạn khác nhau của cây mai. Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu cách chăm sóc mai vàng tháng 5 được chúng tôi tổng hợp từ những nhà vườn có kinh nghiệm lâu năm.
Giới thiệu cây hoa mai vàng
Trong tiếng anh hoa mai có tên gọi là Apricot Flowers và có tên khoa học là Ochna integerrima. Cây thuộc họ Mai (Ochnaceae) và được yêu thích vào ngày Tết ở Việt Nam nhất là ở miền Nam.
Nguồn gốc của hoa mai là từ Trung Quốc chúng đã xuất hiện cách đây khoảng hơn 3000 năm trước. Cây mai vàng thích nghi tốt ở điều kiện khí hậu nhiệt đới. Nếu cây mai được chăm sóc tốt thì hoa nở sẽ rất đẹp và cây có tuổi thọ cao. Nhờ vào đặc điểm rụng lá vào cuối mùa đông, nở hoa khi xuân về nên cây mai thường được trồng làm cây cảnh để chơi Tết ở Việt Nam.
Xem thêm: Những loại mai nào quý nhất và hiếm nhất hiện nay
Cách chăm sóc cây mai vào tháng 5 âm lịch
Nếu cây mai được chăm sóc tốt ở giai đoạn trước thì giai đoạn này sẽ rất dễ dàng đối với người chăm sóc. Vào tháng 5 là giai đoạn cây tích luỹ chất dinh dưỡng nên phát triển rất tốt. Đây là giai đoạn để ổn định dáng thế cho cây mai. Lá non phát triển mạnh và có thể tạo dáng cho mai hoặc bấm đọt để tạo tán cây theo ý muốn.
Về bón phân giai đoạn nay các bạn nên tưới thêm Atonik giúp dưỡng rễ mạnh, bên cạnh đó các bạn kết hợp bón Better tím 16-12-8-11 TE vừa cung cấp đa lượng lại bổ sung thêm khoáng đa trung vi lượng giúp cây phát triển tốt hơn. Sau đó bón lại Better tím sau 20-25 ngày.
Cách bón phân cho từng trường hợp của cây mai
Việc bón phân cho mai rất quan trọng, quyết định trong việc cây phát triển của cây. Sau đây là các chăm sóc và bón phân theo từng trường hợp của cây mai:
– Trường hợp cây rong lá, con tàn: Chỉ áp dụng cho những cây phát triển mạnh, lá mai ra nhiều. Nếu các bạn rong lá thì có thể rong 30% đến 40%. Còn các bạn muốn lặt lá mai vào giữa năm thì nên cân nhắc vì dễ làm cho cây mai bị rối loạn sinh trưởng dẫn đến cây bị suy và không ra lá được. Nếu muốn thì chỉ nên lặt 30% những phần lá đã bị hư để giúp cây phát triển. Sau khi rong lá các bạn có thể sử dụng phân bón lá 30-10-10 để phun. Còn những cây đã bón phân trước đó thì không sử dụng phân bón lá nữa. Liều lượng dùng các bạn xem trên bao bì để làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Trường hợp cây không rong lá: Các bạn sử dung NPK 16-16-8 kết hợp với kích rễ n3m để cho những nụ kim tạo thành chồi. Liều lượng dùng các bạn xem trên bao bì để kết hợp cho chính xác.
Cách phòng trừ bệnh cho cây mai vàng
Việc phòng trừ sâu bệnh hại luôn gắn liền với việc chăm sóc cây mai vàng. Sau đây là những loại sâu, bệnh thường gặp trên cây mai mà các bạn cần quan tâm.
– Các loại sâu hại cho cây mai: Để phòng trừ các loại sâu gây hại như rầy, sâu ăn lá, rệp sáp, bọ trĩ…thì các bạn nên sử dụng thuốc trừ sâu Chim ưng 20WG, Abamec 100EC hoặc Binh58 40EC
– Các loại bệnh hại cho cây mai: Để phòng trừ các bệnh do nấm gây ra thì các bạn có thể sử dụng thuốc Anlien Annong 800WG để trừ bệnh thối gốc và Siuvin 350SC, Fudazol 50WP để trị bệnh đốm lá, cháy lá, mốc cam …
Tuy cây mai là loại dễ trồng nhưng làm sao để cây phát triển tốt và hoa mai nở đúng dịp Tết thì đó là cả một quy trình có đầu tư. Mong rằng với bài viết trên đây hướng dẫn cách chăm sóc mai vàng vào tháng 5 âm lịch sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để chăm sóc cây mai của chính mình.
Các bạn có thể xem thêm: Cách phòng và trị sâu ăn lá mai vàng hiệu quả nhất