Kỹ thuật chăm sóc mai vàng nhanh lớn không sâu bệnh

27 Tháng mười, 2022

Việc chăm sóc cây hoa mai vàng mau lớn là việc làm dễ dàng đối với các chủ vườn mai đã có kinh nghiệm lâu năm…. Nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và sử dụng quy trình dinh dưỡng cho phù hợp để cây lớn, mập chồi, dày cành và gốc mai to ra và không bị sâu bệnh thì vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ. Nếu cây lớn nhanh mà thân mai mỏng manh, cành lưa thưa, cây đâm tược nhanh thì bạn đang vô hình làm xấu tình trạng của cây mai. Bài viết dưới đây chúng tôi đã tổng hợp các quy trình kỹ thuật chăm sóc các loại mai vàng con bạn có thể tham khảo.

chăm sóc mai vàng
Kỹ thuật trồng, chăm sóc và tưới tiêu cho cây Mai Tết

Thời gian nào trồng cây mai con tốt nhất?

Trước khi trồng mai, bạn phải tìm hiểu thời gian trồng thích hợp để cây phát triển tốt. Cây mai thuộc loại cây thích hợp sinh trưởng ở điều kiện khí hậu nóng ẩm. Thời gian để bạn trồng mai tốt nhất sẽ vào khoảng cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Đây là lúc cây rụng lá và ở giai đoạn đang ngủ. Khi vào mùa mưa cây sẽ nảy lộc mới.

Nhiệt độ thích hợp khi trồng cây mai từ 25 độ C – 30 độ C. Vây nên các bạn trồng mai trong khoảng từ tháng 1 – 2 tháng. Nếu bạn có sẵn nguồn nước tưới thì có thể trồng mai quanh năm.

Các bước chuẩn bị trồng cây mai

Việc trồng mai trước hết phải yêu cầu các bạn phải tìm hiểu cách chọn cây giống tốt nhất. Việc chọn cây giống mai con khỏe mạnh là việc cần thiết để cây phát triển tốt nhất tránh sâu bệnh.

Mật độ trồng mai con

Mật độ trồng cây phụ thuộc vào mục đích trồng cây của nhà vườn mai vàng: Cung cấp cho nhà vườn khác, trồng cây nghệ thuật, trồng cây bán tết…Phải đảm bảo tiêu chí để cây được phát triển tốt nhất.

Chuẩn bị đất trồng cây mai con

Dù Trồng mai trong chậu hay dưới đất đều phải chuẩn bị đất trồng phù hợp với cây. Cây mai thuộc loại rất dễ trồng, đất phải đảm bảo có độ tơi xốp cao, giữ ẩm tốt để tránh cây bị khô hạn. Hạn chế không trồng cây mai tại những nơi dễ bị ngập nước hoặc thoát nước kém. Vị trí và đất trồng mai phải ở nơi thông thoáng, có ánh nắng. Bạn không nên trồng cây quá gần nhau để tránh ánh sáng có thể bị che mất giữa các cây, khoảng cách mỗi cây là 1m.

Quy trình và kỹ thuật chăm sóc mai vàng

Để cây mai phát triển tốt các bạn phải tìm hiểu cách chăm sóc mai vàng mới trồng. Từ việc bón phân, phòng trừ sâu bệnh… đều rất quan trọng với cây mai.

Tưới nước cho cây mai vàng

Tưới nước cho cây mai vàng

Không được để cây mai bị ngập úng, vì rễ cái của mai rất dài nên khi ngập trong nước lâu sẽ bị thúi làm chết dần. Ngoài rễ cái ra, quanh đoạn cổ rễ ,cây mai còn có nhiều rễ bàng mọc tua tủa có chức năng hút các chất dinh dưỡng trong đất để nuôi cây. Rễ bàng khác rễ cái, rễ cái bị hỏng hay bị đứt sẽ không mọc dài ra được, nhưng rễ bàng bị đứt thì sẽ mọc ra.

Với loại mai trồng đại trà thì mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần. Tưới thẳng vào gốc và xịt vài tia nhỏ lên các tán lá. Thời gian tốt để tưới là lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc vào lúc chiều mát. Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn không cần phải tưới, trừ khi nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ độ ẩm và độ xanh cho cây mai.

Với mai kiểng trồng trong chậu thường sẽ bị khô nước vì đất trong chậu quá ít nên không giữ ẩm lâu. Nên mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nước liên tục mỗi ngày sáng, chiều. Đặc biệt các bạn phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu có tình trạng úng nước thì các bạn phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu không bộ rễ cây sẽ bị hỏng.

Công đoạn tưới nước là biện pháp kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng nhiều quá trình chăm sóc cây mai vàng. Tùy vào điều kiện như đất trồng, tiền vốn, mức độ hạn… mà chọn phương pháp tưới phù hợp cho từng cây mai.

Sau đây là các phương pháp tưới nước cơ bản cho cây mai vàng:

Phương pháp tưới phun mưa

Đây là phương pháp đơn giản, chỉ cần cho nước vào hệ thống mương trong vườn. Sử dụng dụng cụ thủ công như thùng tưới hoa sen, dùng máy bơm gắn ống nhựa đầu gắn vòi hoa sen… tưới nước cho từng gốc, từng chậu, phải đảm bảo tưới đủ ẩm cho cây mai.

Phương pháp tưới nhỏ giọt cho cây mai vàng

Đây là phương pháp hữu hiệu tưới thấm nước từ từ vào trong đất, nước sẽ vào hệ thống rễ, ngoài ra sẽ giúp kiểm soát tình trạng tưới tiêu tốt hơn.

Ưu điểm:

  • Lượng nước dùng để tưới ít.
  • Hạn chế được việc mất nước do gió và nắng.
  • Không cần áp suất lớn để cung cấp nước, hạn chế cỏ dại có hại cho cây
  • Có thể bón phân trực tiếp qua hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm được phân bón và năng suất lao động.

Nhược điểm:

  • Chi phí đầu tư quá cao.

Tiêu nước cho vườn mai vàng

Tiêu nước còn gọi là thoát thủy nhằm rút bớt nước ứ đọng trong đất gây ảnh hưởn đến sự sống, tăng trưởng và năng suất cây mai. Hỗ trợ cho việc cải tạo đất, rửa mặn, xả phèn, tạo độ thông thoáng cho tầng rễ và hạn chế sự lan rộng của mầm bệnh cho cây trồng. Tiêu nước còn tạo thuận lợi cho việc đi lại trong đồng ruộng hoặc cơ giới hóa.

Lợi ích của việc tiêu nước kịp thời cho cây mai

  • Tạo độ thông thoáng bên trong đất giúp cây dễ hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Khi hạ thấp mực nước ngầm, rễ cây sẽ phát triển sâu bám chặt vào đất và dễ g hấp thu nhiều dưỡng chất trong đất nhiều hơn.
  • Đất khô ráo giúp cho việc di chuyển để chăm sóc cây dễ dàng.
  • Các vi sinh vật hiếu khí sẽ phát triển nhanh hơn.
  • Giúp hạn chế các loại côn trùng và mầm bệnh phát triển.
  • Tiêu nước theo đúng quy trình còn có thể giúp làm giảm hiện tượng xói mòn đất.
  • Thiết kế hệ thống tiêu nước cho cây mai vàng.

Hệ thống tiêu mặt

Hệ thống tiêu mặt

Hệ thống tiêu mặt: Với mục đích để tiêu thoát nước khi có lượng nước quá lớn gây ngập úng. Thông thường biện pháp tiêu theo trọng lực nghĩa là nước sẽ chảy tự động theo hướng từ nơi cao xuống nơi thấp. Nếu nước nguồn quá lớn phải xây đê bao và dùng máy bơm để thoát nước.

Hệ thống tiêu ngầm

Chủ yếu sử dụng khi mực nước ngầm dâng cao gây ra hiện tượng úng bộ rễ cây trồng. Phổ biến nhất là hình thức dùng các ống cống đem chôn ngầm dưới lớp rễ cây và cho nước vào đường ống rồi dẫn ra ngoài bằng bơm hoặc tự chảy. Hình thức này mang đến lợi thế là ít bị xói mòn nhưng chi phí đầu tư và bảo trì sẽ cao hơn.

Một số lưu ý khi xây dựng kênh tiêu cho cây mai vàng:

  • Kênh tiêu phải nằm ở địa hình thấp để dễ tập trung nước bằng hình thức tự chảy theo từ cao xuống thấp.
  • Tuyến kênh tiêu phải ngắn để việc tưới tiêu nhanh chóng thoát nước và giảm khối lượng thi công.
  • Tránh để đường kênh tiêu đi qua các vùng đất, khu vực vực có nền đất không ổn định, gặp nhiều chướng ngại vật, công trình.
  • Lợi dụng các sông rạch tự nhiên để làm kênh tiêu, có thể nạo vét các mương rạch để làm nơi nhận nước tiêu.
  • Cần kết hợp thêm kênh tiêu nước với các kênh, rạch giao thông.
Hệ thống tiêu ngầm

Cách bón phân cho cây mai

Bạn cần chú ý bón phân cho cây mai đúng cách. Sau 20 ngày cây sẽ bắt đầu ra rễ mới. Khi đó, có thể bón thúc cho cây bạn có thể kết hợp giữa phân hữu cơ, phân NPK hay phân đầu trâu.

Nếu cây to có thể tăng lượng phân bón cùng với thời gian bón phân cách xa nhau. Lưu ý khi bón phân sẽ không xới đất, phân sẽ được rải xung quanh gốc cây và tưới đẫm nước.

Cách cắt tỉa và tạo dáng cho mai

Việc cắt tỉa cành mai và tạo dáng mai là việc cần thiết để cây phát triển. Việc cắt tỉa cành mai được thực hiện khoảng 2 tháng/1 lần. Các bạn có thể dùng những dụng cụ như các loại kéo cắt tỉa cành, hoặc những cây cao bạn có thể dùng máy cắt tỉa. Khi tỉa cành, chỉ nên tỉa những cành bị sâu bệnh, những cành mọc dày không tạo thành tán.

Với việc tạo dáng cho mai sẽ phụ thuộc vào mục đích trồng. Có thể tạo mai theo các dáng đa dạng khác nhau như tán cây thông, tán cây nấm, bon sai. Thường cây mai sẽ được tạo theo dáng bon sai hoặc cây thông.

Cách lặt lá để hoa mai ra đúng dịp Tết

Theo kinh nghiệm của nhiều người trồng mai, việc lặt lá từ khoảng ngày 10 tháng 12 âm lịch và dựa vào thời tiết để lặt lá thích hợp. Nếu nửa tháng còn lại của năm thời tiết ấm áp thì cần lặt lá muộn vì cây sẽ ra hoa sớm. Còn trong thời tiết nửa tháng hay mưa và trời lạnh hơn thì cây sẽ ra hoa muộn nên phải lặt lá sớm.

Cận cảnh lặt lá để hoa mai ra đúng dịp Tết

Cách phòng trừ sâu bệnh cho cây mai con

Phòng trừ sâu bệnh cho cây là công việc không thể thiếu khi chăm sóc cây mai. Với các cây mai sẽ thường xuất hiện các loại sâu cắn lá, sâu đục thân hay nhện đỏ, rệp… Các bạn có thể sử dụng các phương pháp diệt trừ thủ công như bắt bằng tay hoặc các phương pháp dân gian. Như với các nhà vườn lớn thì có thể sử dụng các chế phẩm sinh học để loại bỏ sâu.

Mình mong rằng qua bài viết này, các bạn có lẽ đã hiểu được phần nào các phương pháp, quy trình kỹ thuật trong việc chăm sóc mai vàng. Chúc các bạn thành công!

Các bạn có thể xem thêm: Có bao nhiêu loại mai vàng? Mai vàng ở đâu đẹp nhất?

Bài viết liên quan:

Kỹ thuật cắt uốn cây hoa mai vàng đơn giản, chi tiết nhất
Tìm hiểu kỹ thuật ghép mai vàng chuyên nghiệp
Hạt mai bao lâu nảy mầm? Kỹ thuật ươm hạt mai chi tiết nhất
Hướng dẫn kỹ thuật xử lý thuốc khi mới đào mai về