Bắt đầu từ tháng 7 dù vẫn là mùa mưa thất thường, nhiệt độ cao nhưng nhiều cây mai sẽ bước vào thời kỳ “mang thai” để thúc ra nụ, kết hoa. Thời gian các bạn phải tăng cường chăm sóc để cho chúng phân chồi, kết nụ đến khi nở sẽ hoa to, nhiều và màu sắc rực rỡ nhất. Muốn cây nở hoa nhiều và đẹp trong thời gian tới thì bạn cần chăm sóc cây mai cho đúng cách. Sau đây chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết cách chăm sóc mai vàng tháng 7 âm lịch để các bạn có thêm kinh nghiệm để chăm sóc chậu mai vàng của mình.
Cách chăm sóc cây mai vào tháng 7 âm lịch
Vào tháng 7 là bước vào thu nụ đã kết xong và có 1 số nụ đã lớn do đã được hình thành từ tháng 4 hoặc 5, những nụ này có thể nở nếu ngày nắng to mà bất chợt có cơn mưa đến cây sẽ no nước mưa là 1 số nụ sẽ nở trước. Với trường hợp này các bạn nên ngắt bỏ nụ sắp nở đi để cây nuôi nụ khác.
Bạn nên bón phân loãng cho cây vào buổi sáng khi trời nắng. Không nên bón phân khi trời âm u vì không nắng cây mai không hấp thụ phân và lá mai không quang hợp.
Tháng 7 là lúc đa số các lá đã già nên thêm phân để cho cây ra thêm đọt mạnh mẽ lá non ra nhiều sẽ là bộ lá chủ lực để nuôi cây và giữ nụ đến cuối năm. Vì các lá ra từ tháng 3 đên 4 lúc vào tháng 11 sẽ rụng hết vì đã quá già. Cây mai nào không ra được đợt lá mạnh mẽ tháng 7 thì sẽ có nguy cơ nở sớm vì cuối năm lá sẽ tự rụng do quá già.
Các bạn phải phun thuốc định kì để đề phòng nhện đỏ làm lá già nhanh và các bệnh khác như bọ trĩ và các loại sâu rệp khác.
Hướng dẫn cách bứng mai vào chậu chơi tết và cách chăm sóc hiệu quả.
Cách bón phân cho cây mai vào tháng 7 âm lịch
Việc bón cho cây mai vào tháng 7 âm sẽ phụ thuộc vào sự sinh trưởng và thể trạng của cây mà có những cách bón phân khác nhau. Sau đây là từng trường hợp để bón phân cho cây mai vào tháng 7:
– Đối với những cây thiếu tháng, nhưng cây phôi mai mới xả tàn mới hình thành nhánh và đọt thì chế độ phân bón bình thường các bạn có thể bón các phân như gà nén, phân bò, super lân, NPK 30-10-10. Liều lượng các bạn xem trên bao bì để phối hợp cho đúng.
– Đối với những cây mai có nút to như hạt gạo thì các bạn bón NPK 30-10-10. Bón 1 đến 2 lần, mỗi lần bón cách nhau 15 ngày. Sau đó bạn sử dụng kích rễ m3m xem kẽ với phân bón, mới mục đích hãm nụ không cho phát triển nữa. Không nên bón lân và kali thì cây mai sẽ mau trổ sớm. Liều lượng sử dụng các bạn xem trên bao bì.
– Đối với những cây mai đang có nút kim thì nên sử dụng NPK 16-16-18 hoặc NPK 16-12-8 kết hợp với phân dơi (Phân từ con dơi ăn trái). Các bạn tham khảo liều lượng dùng trên bao bì để kết hợp cho chính xác.
– Đối với những cây mai chưa có nút kim hoặc nút kim ít thì các bạn sử dụng NPK 15-30-15 bón 1 đến 2 lần mỗi lần cách nhau 15 ngày. Liều lượng sử dụng các bạn cũng tham khảo trên bao bì.
Cách phòng trừ bệnh cho cây mai vàng
Thời gian tháng 7 âm lịch thường có mưa kéo nên giai đoạn này được xem là thời kì cây mai phát triển nụ đồng thời cũng sẽ xuất hiện một số bệnh trên cây mai.
1. Côn trùng chích hút
1.1 Bệnh bọ trĩ
Đây là đối tượng phá hại nặng nhất trên cây mai. Khi mai ra lá non là thời điểm chúng tấn công mạnh nhất. Bọ trĩ sẽ tấn công ở phần lá non và đỉnh sinh trưởng, chúng ăn vào biểu bì lá non mà hút nhựa, làm cho lá bị biến dạng, lá quăn queo, nhỏ, khô giòn và mau rụng hơn.
Bọ trĩ phát triển mạnh vào mùa nắng nóng và khô hạn. Còn vào mùa mưa, có độ ẩm cao, khả năng sinh sản của chúng bị giảm. Con trưởng thành rất nhỏ kích thước từ 1-1.5mm, màu đen, con non có màu vàng ngà. Vòng đời của chúng ngắn có thể từ 4 đến 10 ngày một chu kỳ.
Các bạn nên phun thuốc để phòng trị bọ trĩ vào lúc cây ra lá non. Bọ trĩ là loại rất mau lờn thuốc, nên cần phải luân phiên thay đổi gốc hóa học của thuốc, thì mới phòng trừ triệt để được.
Các loại thuốc dùng để trừ bọ trĩ như: Confidor, Lannat, …
1.2 Rệp trên cây mai
Các loài rệp như rệp sáp, rệp vảy, rệp hồng, … Thường phát triển trong điều kiện ẩm độ cao, thiếu nắng. Rệp sẽ bám vào nách lá hoặc các vết nứt trên vỏ, cành mà hút nhựa. Làm giảm khả năng quang hợp của lá mai và làm lá bị rụng sớm.
Các loại thuốc phòng trị rệp như: Suprathion, actara, Admire, …
2. Bệnh nhện đỏ trên cây mai
Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ, con trưởng thành chỉ khoảng 0.5mm. Nhện đỏ phát triển mạnh vào mùa khô. Con non và con trưởng thành đều ở mặt dưới lá, chúng thường sống ở những lá bánh tẻ và lá già. Chúng ăn biểu bì và hút nhựa, làm cho lá bị nâu rám, lốm đốm và dễ khô rụng. Vòng đời của chúng rất ngắn từ 14 đến 16 ngày và phát triển quanh năm.
Một số loại thuốc phòng trừ như Kelthane, Ortus, …
Bên trên là các chia sẻ của yeumaivang.com để chăm sóc cây mai vàng trong giai đoạn tháng 7 âm lịch mỗi năm để các bạn cùng tham khảo và có những bước chuẩn bị tốt nhất cho vụ mai tết sắp đến, mong rằng sẽ mang đến những kinh nghiệm hữu ích cho các bạn trong quá trình trồng mai.
Các bạn có thể xem thêm: Kỹ thuật cắt tỉa, xả tàn mai vàng sau tết giúp mai phục hồi và phát triển tốt