Hướng dẫn kỹ thuật cắt tỉa cành mai vàng sau Tết

17 Tháng mười một, 2022

Sau tết Nguyên Đán sẽ có rất nhiều bạn quan tâm đến cách tỉa cành mai sau tết cho đúng cách để năm sau cây có thể tiếp tục phát triển và sinh trưởng tốt, vậy thời điểm để các bạn thực hiện việc cắt tỉa cây mai và nên cắt tỉa cành vào tháng mấy cho thích hợp, thì sau đây Yeumaivang xin chia sẽ bài viết hướng dẫn cắt tỉa mai vàng, cách bấm đọt mai, cách làm cho mai ra nhiều nhánh để các bạn có thể áp dụng lên cây mai của mình. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.

Hướng dẫn cách cắt tỉa cành mai vàng sau Tết
Cách cắt tỉa cành mai vàng sau Tết Nguyên Đán

Thời điểm cắt tỉa cành cho cây mai

Sau khi các bạn chơi mai Tết xong thì vào khoảng mùng 6 âl (tối đa 20 âl) có thể thực hiện việc cắt tỉa cành cây mai, bấm cành càng sớm thì cây mai sẽ được nuôi dưỡng sớm. Đối với những cây mai chưng trong nhà sau khi tết qua là thời điểm cây mai mất sức rất nhiều, nên không thể thực hiện cắt tỉa cành liền được, việc đầu tiên là đem cây mai ra ngoài ánh sáng để khoảng 5 – 7 ngày để mai có đủ ánh sáng cho việc quang hợp, sau đó mới bấm xả tàn cho cây.

Đối với các giống mai ngoài vườn thì các bạn có thể xả sớm hơn vào khoảng mùng 6 L để cây phát triển tốt hơn.

Sau tết các bạn sẽ thực hiện việc cắt tỉa cành đợt 1. Một tháng sau, khi cây mai vàng đã ra đợt chồi mới, tàn nào còn dày thì sẽ tiếp tục bấm bỏ lại một lần nữa.

Hướng dẫn cách cắt tỉa cành mai vàng sau Tết
Thời điểm để thực hiện cắt tỉa cành cho cây mai

Cách cắt tỉa mai vàng như thế nào cho đúng cách?

  • Đối với những cây mai dáng trực: Các bạn cần phải quan sát tổng thế cây mai, các chi cây mai càng về trên cao thì bấm thụt sâu vô để tạo thành hình tam giác cân hay hình trụ nón để những chi ở bên dưới đón được ánh nắng, quang hợp.
  • Đối với những cây mai trên 8 năm tuổi: Khi xả tàn các bạn cần phải lưu ý chỉ nên cắt tỉa cành mai vừa phải, không cắt cành sâu vào bên trong, việc cắt sâu vào bên trong sẽ làm cho cây ra hoa không đẹp vào những năm sau, cây mai sẽ ra ít hoa vì chỉ tập trung vào việc đâm tược.
  • Đối với những cây mai 3 – 7 năm tuổi: Việc nuôi chi để tạo tán rộng rất cần thiết cho nên cần phải thực hiện bấm đọt mai sát vào. Tỉa càng nhiều thì cây mai vàng sẽ ra nhánh mới càng nhiều, nếu không bấm thì cây mai sẽ không thể ra nhiều nhánh mới. Thực hiện bấm xả từ trên xuống phía dưới, tạo thành hình nón cho cây mai, những cây nào còn lá và hoa thì ngắt bỏ và bấm bỏ các chi bị chết.

Những chi nào hướng vào bên trong thân cây mai cũng sẽ cắt bỏ, để tạo điều kiện thông thoáng giúp cho cây mai phát triển và quang hợp được tốt hơn.

Sau khi bấm đọt mai xong thì các bạn cần phải quan sát kỹ lại tổng thể cây một lần nữa, các chi nào chưa được hoàn thiện việc tạo hình, dư thừa hoặc chồng lên nhau thì nên bấm sửa lại một lần nữa. Lưu ý các chi ở bên dưới các bạn không nên bấm quá sâu vào bên trong vì không cân đối với chi phía trên cây mai.

Sau khi bấm tỉa cành cho cây mai vàng xong thì các bạn hãy mua một số loại thuộc diệt nấm, diệt khuẩn tiến hàng phun lên cây và tưới thuốc kích rễ, sau một thời gian cây mai sẽ bắt đầu bung đọt non, lúc đó mới tiến hành bón phân cho cây. Đối với những cây mai mới bấm xong thì các bạn không nên bón phân liền vì như vậy sẽ làm cây mai bị đâm tược nhanh hơn.

Có thể việc chăm sóc mai vàng sau Tết không đơn giản như mọi người vẫn thường nghĩ. Việc có được một gốc mai khỏe, mai đẹp cần nhiều công cắt tỉa, chăm bón. Nếu biết cách chăm sóc đúng cách, năm sau cây nhà bạn sẽ lại được phủ đầy hoa vàng và nụ. Chúc các bạn thành công.

Các bạn có thể xem thêm: Mai vàng Bến Tre đặc điểm cách nhận dạng, điểm bán mai vàng Bến Tre

Bài viết liên quan:

Kỹ thuật cắt uốn cây hoa mai vàng đơn giản, chi tiết nhất
Tìm hiểu kỹ thuật ghép mai vàng chuyên nghiệp
Hạt mai bao lâu nảy mầm? Kỹ thuật ươm hạt mai chi tiết nhất
Hướng dẫn kỹ thuật xử lý thuốc khi mới đào mai về