Hiện nay để làm tăng thêm sự thích thú trong việc chơi mai các nghệ nhân làm việc thường dùng các kỹ thuật ghép mai tạo thành cây mai độc đáo, thu hút người nhìn hơn. Trong đó hình ảnh cây mai vàng có 5 cánh thường được lựa chọn để ghép nhất. Chắc còn nhiều bạn đang thắc mắc mai vàng ghép gốc nhớt là gì? Kỹ thuật ghép mai gốc nhớt. Vì Vậy trong bài viết này hãy cùng yeumaivang.com tìm hiểu chi tiết nhé!

Mai vàng ghép gốc nhớt là gì? Ưu và nhược điểm của mai gốc nhớt
Mai vàng gốc nhớt được hiểu là những cây con còn nhỏ đem lấy gốc của chúng đi ghép. Gốc ghép của chúng có kích thước từ nhỏ hơn điếu thuốc lá hoặc ngón tay. Và được người miền nam hay gọi là cây gốc nhớt để thuận tiện cho việc trao đổi mua bán.
Cây mai nhớt được định giá tùy thuộc và kích thước của cây có giá từ 5 ngàn đến 30 ngàn nên các bạn có thể mua cây giống về trồng hoặc ghép mai giống.
Ưu và nhược điểm của mai gốc nhớt
Về ưu điểm:
– Nếu chọn mai gốc nhớt để ghép thì cây rất mau liền sẹo và khó nhận biết sau khi lớn là cây mai ghép.
– Với giá thành rẻ nên các bạn có thể mua về trồng hoặc ghép·giống.
– Vì cây còn nhỏ nên tiện cho vận chuyển.
Về nhược điểm:
– Vì con nhỏ nên cây còn yếu ớt và khó chăm sóc.
– Do cây còn nhỏ nên chứa phát triển sung sức nên khi ghét tỷ lệ thành công sẽ thấp hơn với cây mai trưởng thành.
– Cây còn nhỏ nên việc thao tác kỹ thuật cắt mắt ghép sẽ khó nên đòi hỏi bạn phải có tay nghề cao thì mới làm chính xác.

Kỹ thuật ghép mai gốc nhớt cơ bản
Với kỹ thuật này bạn cần chọn mầm ghép không quá non cũng không quá già để tỷ lệ thành công cao hơn. Khi lựa chọn được mầm ghép ưng ý, thì nên cắt hết lá đi chỉ chừa lại phần cuống. Sau đó làm theo hướng dẫn cách ghép mai gốc nhớt cơ bản như sau:
Bước 1: Trên gốc nhớt đã chọn, bạn dùng dao chuyên dụng tách từ trên đầu xuống khoảng 0.5x1cm để tạo mắt ghép.
Bước 2:Ở phần giống ghép, bạn cũng tách một lớp vỏ có kích thước tương tự như bước 1.
Bước 3: Khi có được 2 mắt ghép với kích thước bằng nhau, bạn cho mầm ghép và mắt của gốc nhớt áp khít vào nhau. Đảm bảo cho mầm ghép và gốc ghép được áp khít chặt với nhau và không bị dính nước.
Bước 4: Sau đó dùng nylong quấn chặt mắt ghép để cố định, sau đó cho cây vào chỗ mát.
Trong 3 ngày đầu tiên, bạn tưới phần gốc của cây mai vàng vài không được tưới phần thân cây. Sau khoảng 20 ngày bạn tháo nylon và đem cây ra phơi nắng. Sau đó quan sát phần mầm ghép nếu còn tươi và dính chặt trên giống ghép thì bạn đã thành công.

Những lưu ý khi thực hiện ghép mai gốc nhớt
– Với những ai chưa có kinh nghiệm trong việc ghép mai gốc nhớt thì phải tìm hiểu thật trước khi ghép. Sau đây là một vài lưu ý khi ghép mai gốc nhớt:
– Chọn đúng thời điểm để thưc hiện ghép mai.
– Bạn cần chuẩn bị các dụng cụ ghép cây mai chuyên dụng như dao lam, dây nylong, kéo cắt tỉa, băng keo,…
– Gốc để ghép mai phải được chọn lựa kĩ. Gốc cây mai nhớt phải sinh trường tốt, khỏe mạnh thì tỉ lệ thành công mới cao.
– Phải làm đúng từng bước theo hướng dẫn, không bỏ qua bất kỳ bước nào để đảm bảo việc ghép mai sẽ thành công.
– Thao tác phải nhanh gọn, sau khi ghép xong cần bọc nylon vào mối ghép khi trời mưa, để đảm bảo an toàn, tránh làm hỏng mối ghép.
– Sau khi mối ghép hoàn thiện, thì các bạn phải chú ý chăm sóc và để ý mối ghép thường xuyên.
Bài viết trên là các chia sẻ từ yeumaivang.com nói về mai gốc nhớt và kỹ thuật ghép mai gốc nhớt cơ bản, hi vọng mang đến những kinh nghiệm hữu ích cho bà con trước khi bắt tay vào trồng mai.
Các bạn có thể xem thêm: Mua mai vàng con, giống mai vàng ở đâu?