Hướng dẫn chăm sóc mai vàng ở miền bắc phát triển tốt ra hoa đúng tết

27 Tháng mười, 2022

Đối với người miền Nam mỗi nhà đều có thói quen chơi cây mai vàng vào mỗi dịp tết đến. Còn tại miền Bắc cũng như giống miền Nam sẽ mua hoa mai về chơi với mong muốn đem tài lộc, an khang về với gia đình. Vậy cách chăm sóc mai nở đúng tết ở miền Bắc có giống với miền Nam không? Hãy cùng yeumaivang.com tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết dưới đây nhé.

mai vàng miền bắc
Hướng dẫn chăm sóc mai vàng ở miền bắc phát triển tốt

Các đặc điểm của cây hoa mai

Cây mai vàng có tên khoa học là Ochna integerrima thuộc họ thực vật Ochnaceae. Cây mai rất, dễ trồng, dễ sống, phát triển nhanh và ít tốn công chăm sóc như các loại cây khác.

Mai vàng là thuộc loại cây không kén đất trồng, nên có thể sống được ở các loại đất thịt, đất pha cát, sét pha, bazan…miễn là đất trồng không quá nghèo chất dinh dưỡng. Nên trồng mai vàng ở vùng đất cao, kỵ những đất bị úng thủy, bởi rễ mai vàng dài khi nước ngập lâu ngày sẽ bị thối rễ khiến cây không thể sống.

Đối với hoa mai, việc ra hoa đúng dịp tết là việc quan trọng, bạn phải chăm sóc cho cây ra đúng thời điểm. Nếu cành mai tốt sẽ ức chế ra hoa, nếu cây còi cọc hoa sẽ không được đẹp. Mai thuộc loại chịu được khí hậu nóng, ẩm, nhiệt độ trung bình 25 -30 độ, hoặc nhiệt độ cao hơn trong ngày hoặc nhiều ngày. Cây mai sẽ sinh trưởng kém ở vùng nhiệt độ thấp dưới 10 độ C.

Cây mai sinh trưởng tốt ở điều kiện thời tiết có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Vào mùa nắng, cây mai sẽ thay lá, trổ nụ hoa. Nên hoa mai thường nở đúng dịp tết khi trồng tại miền Nam. Còn tại Miền Bắc khi hậu cuối năm thường rét lạnh, nên một số cây mai sẽ không nở đúng ngày.

Những đặc điểm của hoa mai

Hướng dẫn chăm sóc mai nở đúng tết ở miền Bắc

Mỗi giống cây đều sẽ có kỹ thuật chăm sóc riêng, đối với mai vàng miền bắc đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật tốt và kinh nghiệm lâu năm.

1. Lên líp và mương rãnh thoát nước cho cây mai con

Cây mai là loài cây không được trồng ở những vùng đất thấp, úng nước, nên khi trồng mai người trồng phải lên líp, rãnh thoát nước có độ rộng khoảng 1 – 1,2m.

2. Tưới nước cho cây

Thuộc loại cây chịu nắng hạn như cũng không phải là cây chịu hạn cao, nên sẽ cần tưới nước cho mai mỗi ngày. Các bạn nên tưới thẳng vào gốc và xịt nước thành những tia nhỏ. Thời gian để bạn tưới nên vào lúc sáng sớm hoặc chiều. Vào mùa mưa, nên hạn chế tưới nước cho mai, sẽ dễ làm thối rễ cây khiến cây héo và chết dần.

Với mai được trồng trong chậu, nên tưới 2 lần/ngày bởi mai trồng trong chậu thường dễ bị khô, hạn. Vào mùa mưa, nên chú ý rút nước trong chậu, tránh úng thủy gây hư rễ. Nên dùng que nhỏ thông nước nếu trời mưa quá lâu, nước đọng lại trong chậu quá nhiều.

Tham khảo thêm một số giống mai nào có giá trị nhất, độc lạ quý hiếm tại vườn mai Hoàng Long

3. Bón phân cho cây đúng lúc

Sau khi tỉa cành, tạo dáng các bạn nên bón phân cho cây sinh trưởng để cây ra lá tốt. Bạn nên bón nhiều đạm, lân, ít kali cho cây. Phân bón các bạn có thể dùng là Đầu Trâu NPK 20-20-15TE khoảng 40 -50 g/chậu hoặc gốc. Thời gian bón hợp lý là từ tháng 6 – 10 hàng năm.

Trước khi bón, phải xới đất lên, bón phân và lấp đất lại, tưới nước thường xuyên sau khi bón. Sau 2 -3 tháng, nên bón lại cho cây và quan sát cây ra lá, xanh lá có phát triển tốt không. Nếu cây mai có màu xanh đậm thì bạn nên giảm số lần bón xuống. Sau khoảng 3 -4 tháng nên bón thêm phân chuồng bạn có thể sự dụng như phân bò, lợn, gà vịt đã ủ với tro, trấu. Vào tháng 11, nên kiểm tra dáng cây, cành lá xem đã đảm bảo yêu cầu chưa, tiến hành tỉa lá, tưới nước dưỡng cây một lần nữa.

Bón phân cho cây đúng lúc sẽ giúp cây phát triển tốt

4. Diệt cỏ dại, bắt sâu

Mai có tính kháng bệnh cao, nên ít khi sâu bệnh như không vì thế mà chủ quan. Một số loại như sát sâu rầy, sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ…thường hay xuất hiện ở cây mai. Ngoài ra các bạn nên làm cỏ thường xuyên để tránh cỏ ăn mất chất dinh dưỡng của cây mai.

Giống mai đột biến nhị ngọc toàn mang vẻ đẹp độc đáo riêng biệt.

5. Thời điểm lặt lá, tuốt lá mai vàng miền bắc để mai nở đúng tết nguyên đáng

Cây mai và một số loại cây khác sẽ trổ hoa khi tuốt bỏ hết lá già. Còn trong điều kiện tự nhiên, cây mai sẽ rụng lá vào cuối mùa đông khi bắt đầu lập xuân. Sau khi lá mai rụng, các mầm hoa sẽ bung lớp vỏ trấu. Đối với nụ xanh của mai sẽ nở rộ sau 6 đến 7 ngày từ lúc bung vỏ trấu.

Đối với mỗi vùng trồng mai vàng thì thời gian lặt lá cũng sẽ khác nhau. Đối với miền Bắc có mùa đông lạnh nên thời điểm lặt lá mai vàng sẽ sớm hơn các vùng khác thường bắt đầu từ đầu tháng 11 âm lịch. Việc tuốt lá mai vàng ở miền bắc vào tháng mấy cần phải được tính toán thời gian chính xác, để giúp mai vàng nở đúng vào dịp tết. Khi tuốt lá mai vàng bạn cần theo dõi thời tiết trong tháng chạp, dựa vào thời tiết nên vặt lá các bạn cần lấy mốc là ngày 10 tháng 11.

Theo dõi thời tiết miền bắc nửa tháng cuối năm nếu nắng ấm, hoa sẽ nở sớm nên việc vặt lá sẽ diễn ra muộn hơn khoảng ngày 25-30 tháng 11. Nếu nửa cuối tháng chạp thời tiết lạnh và kèm theo mưa, hoa mai sẽ nở muộn nên sẽ vặt lá sớm hơn khoảng ngày 10 đến 15 tháng 11.

Các bạn cũng có thể quan sát nụ hóa để tuốt lá mai vàng. Nếu thấy nụ hoa còn nhỏ, nên vặt lá vào ngày 13 đến ngày 15 tháng 11. Nếu nụ hoa hơi lớn nên thì vặt lá vào ngày 20 – 25 tháng 11, nụ hoa lớn nên vặt vào 18 – 19 tháng 11.

mai vàng miền bắc
Cây mai đã được tuốt lá

Việc chăm sóc mai vàng miền bắc nở đúng tết thì việc vặt lá và thời tiết là những yếu tố quyết định mai ra hoa đúng dịp tết. Bạn có thể tham khảo những thông tin chúng tôi cung cấp phía trên. Hy vọng sẽ giúp vườn mai vàng nhà bạn ra hoa vàng rực rỡ đúng độ những ngày Tết mang đến may mắn, phú quý cho gia đình nhé!

Các bạn có thể xem thêm: Top 3 điểm thu mua mai vàng giá tốt nhất

Bài viết liên quan:

Kỹ thuật cắt uốn cây hoa mai vàng đơn giản, chi tiết nhất
Tìm hiểu kỹ thuật ghép mai vàng chuyên nghiệp
Hạt mai bao lâu nảy mầm? Kỹ thuật ươm hạt mai chi tiết nhất
Hướng dẫn kỹ thuật xử lý thuốc khi mới đào mai về