Mai vàng là loại cây kiểng được trồng phổ biến hiện nay. Đặc biệt đây là loài cây chỉ cho hoa mai vào tết âm lịch. Vậy nên người ta mới ví von “Thấy mai vàng là thấy tết”, để chăm sóc mai vàng sinh trưởng tốt và cho hoa đẹp thì không phải là điều đơn giản vì bệnh trên cây mai rất nhiều. Bệnh trên lá mai phổ biến và thường gặp là bệnh đốm lá trên cây mai. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về các đặc điểm nhận biết cũng như cách trị loại bệnh trên cây mai vàng đúng cách và hiệu quả.
Tìm hiểu bệnh đốm lá trên mai là gì?
Bệnh đốm lá trên cây mai vàng nguyên nhân là do nấm Pestalozzia palmarum gây nên. Bệnh xuất hiện là lây lan nhanh chóng nếu các bạn không có biện pháp phòng trừ bệnh kịp thời sẽ làm cho cây sinh trưởng kém, ra hoa không được đẹp.
Biểu hiện dễ thấy rõ nhất đối với bệnh này là xuất hiện các chấm li ti màu bạc, có quầng màu vàng bao xung quanh cây mai. Chúng có nhiều trên lá già với mật độ dày rồi lan sang các lá non và chồi non của cây.
Cách điều trị bệnh đốm lá ở cây mai
Để điều trị bệnh đốm lá mai tốt nhất các bạn nên sử dụng các hoạt chất gốc đồng như Copper OxyClorua hoặc Copper Oxychloride. Các bạn có thể dùng thuốc trừ bệnh coc 85 và pha 10 gram cho 8 lít nước, phun đều lên cây mai vàng và lá mai bị đốm lá.
Biện pháp phòng trừ bệnh đốm lá trên mai
- Trồng mai với mật độ vừa phải để tạo độ thông thoáng cho cây.
- Thực hiện vệ sinh vườn bằng cách cắt tỉa thu gom lá bị bệnh tiêu huỷ để tránh lây lan sang những cây khác.
- Các bạn phải bón phân với liều lượng cân đối, tăng cường bón thêm phân hữu cơ và kali giúp cây kháng bệnh.
- Dùng thuốc hoá học như: Viben C, phun ướt hai mặt lá, cần lập lại 2-3 lần, sau 5-7 ngày để trị bệnh. Phun từ 10-15 ngày/ lần để phòng trừ bệnh đốm lá.
Một số loại bệnh đốm lá khác trên cây mai vàng
Dưới đây là một số bệnh đốm trên thân, lá mai hoặc cành mai để các bạn tham khảo thêm như sau:
1. Bệnh đốm tảo trên cây mai vàng
Bệnh đốm tảo còn gọi là bệnh đốm rong do một loại tảo gây ra trên cây mai. Bệnh sẽ gây hại trên lá mai. Triệu chứng là xuất hiện những đốm tròn khoảng 3mm – 5mm, mọc hơi nhô lên bề mặt lá mai, có màu xanh xám hoặc màu đỏ nâu, sau đó sẽ chuyển sang màu xám nâu.
Khi gặp điều kiện thích hợp, vết bệnh sẽ lan rộng nhanh, ở mặt dưới của vết bệnh sẽ thấy mô lá bị hoại và cả sợi tảo mọc xuyên qua có màu đỏ nâu. Nếu bệnh nặng thì trên lá có nhiều đốm dày đặc, phủ kín lá.
Bệnh thường xuất hiện trên lá đã trưởng thành, trong điều kiện độ ẩm cao, ở các vườn mai trồng dày thiếu độ thông thoáng hoặc các cây mai lâu năm.
Để phòng bệnh đốm rong thì các bạn phải thường xuyên cắt tỉa, tạo thông thoáng cho cây mai quang hợp. Khi xuất hiện bệnh thì các bạn nên sử dụng thuốc gốc đồng như COC 85, Master Cop 21SL… phun trên lá mai.
Nếu bệnh xuất hiện trên thân, cành thì nên sử dụng thuốc gốc đồng quét lên thân, cành. Với các cây mai bị nhiễm bệnh đốm rong thường xuyên thì có thể quét vôi lên thân vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa để phòng ngừa bệnh này.
2. Bệnh đốm đồng tiền/ Địa y trên cây mai
Bệnh đốm đồng tiền thường xuất hiện trên các thân cây lâu năm, cây mai có tán lá rậm rạp, ít ánh nắng chiếu vào, ẩm độ cao, lớp mô vỏ cây đã chết là môi trường thích hợp cho rong rêu và các loại nấm hoại sinh phát triển.
Đốm bệnh là mảng địa y, thuộc dạng cộng sinh giữa rêu và nấm. Lúc đầu bệnh sẽ trung ở phần thân sát gốc sau đó phát triển lên các nhánh. Các cây có tán lá rậm rạp, ít ánh nắng, ẩm thấp sẽ thích hợp cho địa y phát triển.
Vết bệnh sẽ loang lỗ có hình tròn như đồng tiền, màu xám trắng hay xám xanh. Khi phát triển sẽ có nhiều vết bệnh sẽ liên kết lại thành mảng lớn có nhiều hình dạng khác nhau, các lớp sẽ xếp chồng lên nhau làm cho lớp vỏ của cây mai dày lên, có độ xốp giống như một lớp nhung bao quanh gốc mai.
Địa y sống bên ngoài của vỏ cây nên tác hại không lớn nhưng nếu phát triển nhiều sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mai. Để phòng bệnh này các bạn phải dọn dẹp để vườn được thông thoáng, khô ráo, dưới tán lá và dưới gốc cây cần nhận được thêm ánh sáng mặt trời.
Trên các cây thường xuyên bị bệnh thì các bạn dùng vôi hoặc thuốc gốc đồng như Bordeaux 25WP, COC 85, Viben C 50BTN, Norshield 86.2 WG… quét lên thân vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa để phòng trừ bệnh cho cây.
Trên đây là các loại bệnh đốm lá mai vàng khá phổ biến trên cây , để mai được sai hoa vào những ngày Tết thì các bạn phải chăm sóc tốt cho cây trong cả năm là yếu tố cần phải có. Chúc nhà bạn Tết này sẽ có được chậu mai đẹp như ý nhé.
Các bạn có thể xem thêm: Cách phòng và trị sâu ăn lá mai vàng hiệu quả nhất