Cách bón vôi cho cây mai vàng đạt hiệu quả cao

2 Tháng Mười Hai, 2022

Bạn đang quan tâm đến vấn đề về cách bón vôi cho cây mai vàng làm sao cho hiệu quả và việc bón vôi có tốt cho cây mai không, nếu các bạn muốn biết câu trả lời cho những thắc mắc này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về vôi trong bài viết sau. Đây là những kiến thức được chúng tôi tổng hợp từ những nhà vườn mai vàng có kinh nghiệm lâu năm, mời các bạn theo dõi.

Cách bón vôi cho cây mai đạt hiệu quả cao
Cách bón vôi cho đất và cây trồng đạt hiệu quả

Tìm hiểu vôi là gì? Vì sao cần bón vôi cho cây mai?

Vôi bột trong tiếng Việt còn có tên gọi là ôxít canxi CaO (calcium oxide) hoặc Hidrôxit canxi Ca(OH)2 (Calci hydroxide). Đối với nông nghiệp, người trồng sẽ dùng vôi để bón cho cây ở dạng Ca(OH)2 (vôi tôi, vôi hả, vôi bột …).

Tác dụng của vôi là khử độ chua cho đất. Các bạn có thể hiểu đất chua là đất có dư lượng acid, độ pH nhỏ hơn 7. Đối với những loại đất canh tác nông nghiệp lâu năm thì đều bị hiện tượng chua rất nhiều vì dư thừa acid do người trồng bón phân hóa học quá nhiều nhất là các lọai phân Sulfat. Vậy nên khi bón các loại phân sulfat với liều lượng nhiều sẽ tạo ra chất acid sulfuric H2SO4 làm chua đất trồng hoặc chua do các vi sinh vật thải ra, chua do rễ cây tiết ra trong quá trình hấp thu dinh dưỡng.

Nếu sử dụng lượng vôi quá nhiều cho cây mai, thì sẽ gây ra hiện tượng hóa học khử chua như sau: Ca(OH)2 +H2SO4 = CaSO4 +2H2O, tạo ra “thạch cao” đây là hiện tượng chai đất và bó rễ ở cây mai. Ngoài ra, việc chai đất còn do nhiều nguyên nhân khác gây nên các bạn có thể tìm kiếm thêm thông tin liên quan trên các trang mạng xã hội hiện nay.

Bón vôi còn mang lại tác dụng tiêu diệt nấm bệnh, nhưng song song vào đó là việc tiêu diệt các vi sinh vật có lợi cho đất nên khi thực hiện việc bón vôi sẽ vô tình tiêu diệt những sinh vật có lợi này trong đất.

Nói về tác hại khi bón vôi cho cây mai sẽ làm mất chất dinh dưỡng. Khi vôi gặp các lọai phân bón chứa nitơ (N) sẽ làm mất nitơ, khi gặp lân (P2O5) sẽ hình thành quặng phosphat khiến cây mai vàng không hấp thu chất dinh dưỡng. Có nhiều loại phân vô cơ như Ure, SA, NPK, DAP, Lân,…đều kỵ khi sử dụng chung với vôi.

Đối với phân hữu có xuất sứ từ phân động vật hay than bùn đều chứa chất Acid humic rất dễ tan, nếu ở dạng humat kali, humat natri, humat amôni thì càng tốt. Nhưng khi đem phối trộn chung với vôi sẽ tạo thành humat canxi là chất không tan trong nước và làm cho cây mai sẽ không thể hấp thu được chất dinh dưỡng.

Vôi còn chứa nhiều tác hại nhưng chúng tôi chỉ xin viết những tác hại đơn giản nhất để các bạn dễ tiếp nhận và dễ hiểu trong việc vận dụng vào quy trình chăm sóc mai vàng.

Cách bón vôi cho cây mai đạt hiệu quả cao
Hướng dẫn cách bón vôi cho cây mai đạt hiệu quả

Hướng dẫn cách sử dụng vôi cho cây mai hợp lý

Vậy phải sử dùng vôi như thế nào cho đúng cách? Trên ứng dụng Youtube đã có rất nhiều kênh chia sẻ về vấn đề liên quan đến việc bón vôi cho mai. Tuy nhiên nếu các bạn vẫn chưa hiểu rõ về cách bón vôi cho cây mai làm sao cho hiệu quả thì có thể tham khảo hướng dẫn cách bón vôi dưới đây. Để tránh vô tình làm cho tình trạng của cây mai càng ngày càng xấu đi nếu bón vôi sai cách.

Nên bón vôi khi thấy đất trồng có hiện tượng bị chua (pH<7): Chỉ dùng cho mục đích chống chua cho đất trồng. Không được dùng cho mục đích cung cấp canxi. Nên bổ sung thêm các chất để thay thế vôi cho cây mai.

Khi thực hiện công việc bón vôi cho cây mai phải bón riêng rẽ, không được trộn chung với bất kỳ lọai phân bón nào khác.

Nếu muốn bón bổ sung thêm Ca (Calcium) cho cây mai vàng thì nên bón các loại phân trung lượng chứa Ca dễ hòa tan. Thường Ca sẽ đi cùng với Mg (Magie), được một số nhà sản xuất bỏ thêm vào trong phân bón.

Để thay thế vôi nguội Ca(OH)2, thì có thể sử dụng một loại vôi khác có tên như là Dolomite CaMg(CO3)2 loại này vừa cung cấp Ca và Mg cho cây trồng, như sẽ tùy theo tình trạng và độ chua của đất mà sử dụng loại vôi cho thích hợp.

Giống mai đột biến nhị ngọc toàn đang được săn đón trên thị trường mai vàng.

Những đặc điểm của một số loại vôi hiện nay

Vôi tôi (Ca(OH)2), vôi nung (CaO)

  • Đặc tính của vôi tôi (Ca(OH)2) và vôi nung (CaO): Tạo ra phản ứng mạnh khi gặp nước, đây là chất có tính diệt khuẩn mạnh có thể tiêu diệt vi sinh gây hại và vi sinh có lợi trong đất trồng.
  • Tác dụng của vôi với đất trồng: Làm tăng độ pH trong đất trồng. Khi pha nước tưới sẽ làm tăng tính sát khuẩn nên dùng để khống chế nhanh dịch bệnh.
  • Lưu ý khi sử dụng vôi: Vôi rất dễ làm cháy lá – da – rễ cây, gây bỏng da tay nếu không dùng đúng cách. Khi sử dụng nên cho vôi vào nước không được làm ngược lại, không được kết hợp với các chế phẩm vi sinh có lợi.

Bột đá vôi (CaCO3)

  • Đặc tính của Bột đá vôi (CaCO3): Tao ra phản ứng nhẹ khi tiếp xúc với đất, có tính diệt khuẩn yếu, có thể cung cấp Ca.
  • Tác dụng của vôi lên đất trồng: Tác dụng chính để làm tăng pH đất nhanh.
  • Lưu ý khi sử dụng: Bột đá vôi (CaCO3) dễ sử dụng nên sẽ không gây ra hiện tượng cháy lá – rễ cây mai. Không được phối trộn chung với các chế phẩm vi sinh có lợi.

Vôi Dolomite (CaMg(CO3)2)

  • Đặc tính của vôi Dolomite (CaMg(CO3)2): Gây ra phản ứng nhẹ trên đất, có tính diệt khuẩn yếu, cung cấp được Ca, Mg cho cây trồng.
  • Tác dụng vôi dolomite với đất trồng: Làm tăng độ pH của đất chậm.
  • Lưu ý khi sử dụng: Vôi dolomite dễ sử dụng và không gây cháy lá – rễ cây mai và không được kết hợp chung với các chế phẩm vi sinh có lợi khi bón cho đất trồng.
Cách bón vôi cho cây mai đạt hiệu quả cao
Hình ảnh thực tế của vôi Dolomite (CaMg(CO3)2)

Cách bón vôi cho cây mai theo độ PH của đất

  • Đối với đất bị phèn mặn và pH thấp < 4 hoặc cây trồng bị các vấn đề bệnh ở rễ cây thì nên lựa chọn sử dụng vôi (CaCO3), vôi nung (CaO) và vôi tôi (Ca(OH)2).
  • Đối với đất có pH >5- 6 thì nên sử dụng Vôi Dolomite (CaMg(CO3)2) để sử dụng cho cây trồng.

Với những chia sẻ bên trên của chúng tôi thì hy vọng các bạn sẽ biết cách bón vôi cho cây mai sao hợp lý và đạt hiệu quả chứ không phải sử dụng vôi để bổ sung Ca cho cây hoặc dùng liều lượng quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng chai đất trồng hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác gây ảnh hưởng đến các hoạt động của vi sinh vật có lợi khác trong quá trình phát triển của cây mai. 

Các bạn có thể xem thêm: Cách thay đất cho mai vàng sau tết Nguyên Đán

Bài viết liên quan:

Tổng hợp kiến thức phân bón cho anh em trồng mai vàng
Cách điều trị và ngăn ngừa rầy phấn trắng trên cây mai vàng
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh sâu đục thân cho cây mai
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh nấm đen trên cây hoa mai vàng
error: Content is protected !!