Cách chăm sóc mai vàng tháng 3 âm lịch

1 Tháng Mười Một, 2022

Để có một vườn mai vàng đẹp cho hoa sum sê vào ngay tết thì cây phải được chăm sóc tốt trong suốt cả năm. Ngoài ra, cây mai phải được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì mới phát triển tốt và cho hoa vào đúng dịp tết. Ở bài viết này, yeumaivang.com sẽ chia sẻ đến bạn cách chăm sóc và cách bón phân cho cây mai vàng vào tháng 3 âm lịch, mời các bạn cùng theo dõi.

Cách chăm sóc cây mai vào tháng 3
Cách chăm sóc cây mai vào tháng 3

Đặc điểm chung của cây mai

Có tên khoa học là Ochna integerrima. Thuộc họ thực vật Ochnaceae (Lão mai). Cây mai là loại cây hoa kiểng. Mai không kén đất trồng và có thể sinh trưởng và phát triển trên các loại đất thịt, đất pha cát, đất đỏ bazan, đất phù sa…Miễn là đất giàu chất dinh dưỡng và không bị ngập lụt.

Cây mai được trồng thích hợp ở các nơi có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ từ 25oC – 30oC, những vùng có khí hậu mát lạnh dưới 10oC thì cây phát triển kém. Thuộc loại cây ưa nắng nên khả năng chịu khô hạn trong nhiều ngày nhưng không thể chịu ngập úng quá lâu, vì bộ rễ sẽ bị thối, cây mai sẽ chết dần.

Hướng dẫn cách chăm sóc mai vàng vào tháng 3 âm lịch

Bắt đầu tháng 3 các bạn nên bón thêm phân hữu cơ hoại mục để kích thích cây mai phát triển nhanh hơn. Nên sử dụng các phân bón giúp cây hấp thu dinh dưỡng qua lá để cây phục hồi nhanh mà không bị ảnh hưởng đến phần rễ của cây mai.

Vào giai đoạn chuyển mùa từ xuân sang hạ thì sẽ cây dễ bị nấm trên lá. Do đó, phải thực hiện các công tác ngăn ngừa sâu bệnh hại và cắt bỏ những lá, cành đã bị tấn công để không ảnh hưởng những cành mai khác.

Hoa mai vàng nở rộ vào mùa xuân

Cách bón phân cho mai vàng vào tháng 3 âm lịch

Đây là khoảng thời gian sau Tết hoa mai đã dần tàn và bắt đầu cho mùa vụ mới. Nếu các bạn không có cách chăm sóc mai vàng kịp thời thì cây sẽ nhanh yếu, bị bệnh và khó có hoa trở lại. Sau đây là cách bón phân cho từng loại đối tượng mai khác nhau:

Đối với cây mai có tàn lá ít: Nếu đã sử dụng kích rể 3 lần thì không cần dùng nữa. Sau đó xài 1 lần dưỡng rễ nữa là xong. Hoặc các bạn có thể dùng 2 lần kích rễ và 1 lần dưỡng rễ. Tối đa 3 lần là đủ. Mỗi lần cách nhau 15 ngày liều lượng được ghi trên bao bì. Đặc biệt các bạn không được bón phân.

Đối với cây mai có tàn lá nhiều: Nếu các bạn đã bón phân gà nén thì sau đó có thể bón phân hữu cơ 1 lần nữa là được. Sau đó các bạn chỉ cần theo dõi sự phát triển của cây mai.

Đối với cây mai rin tàn lá nhiều và đang ra lá non thì các bạn không nên dùng phân bón gốc. Nếu sử dụng phân bón lá thì liền lượng phải nhỏ hơn nhà sản xuất quy định. Vi gốc mai đã có đủ chất dinh dưỡng thì mới ra được lá non. Các bạn có thể kết hợp thêm humic để tăng thêm độ hiệu quả.

Đối với cây ghép mai thì các bạn dùng phân bón lá 30-10-10 hoặc NPK 20-10-10 liều lượng tuy khối lượng của chậu mai. Các bạn pha phân bón lá với nước rồi xịt lên lá mai, tránh xịt thẳng vào gốc mai vì phân bón lá có nồng độ rất mạnh có thể là hư gốc mai.

cách chăm sóc mai vàng tháng 3 âm lịch
Hướng dẫn chi tiết cách bón phân cho mai vào tháng 3

Cách phòng trừ sâu bệnh cho cây mai vào tháng 3 âm lịch

Đối với sâu đục thân: Là loại sâu làm cây bị hư nặng nhất, các bạn vào phải quan sát vườn mai hàng ngày nên chú ý xung quanh gốc mai có những bột gỗ xuất hiện không, nếu có phải xem xét thân cây có lỗ nhỏ nếu số lượng ít thì dùng kẽm chọc vào lỗ hoặc dùng thuốc trừ sâu Sec Saigon 10EC bơm vào lỗ mọt. Các bạn có thể dùng thêm: Diaphos 10H, Gà Nòi 4G rải đất 6 tháng/lần.

Đối với rầy, rệp các loại như rầy bông, rệp sáp… hút nhựa làm lá mái bị xoắn vàng, chết cành. Đây là tác nhân truyền bệnh siêu vi trùng. Nên các bạn phải chú ý phòng trị, nếu bị ít thì có thể dùng Sairifos 585 EC kết hợp cùng hợp dầu khoáng SK Enspray 99EC.

Với các loại sâu ăn lá khác như sâu tơ, sâu nái… thì các bạn phun thuốc sâu như Sairifos, SK Enspray 99 EC, Sec Saigon 10EC… sử dụng 1 tháng 1 lần.

Nếu xuất hiện nhện đỏ thì sử dụng dầu khoáng SK 99EC, Sairomite 57EC.

Các bệnh khác như: Nấm hồng khá nguy hiểm cho cây mai, nấm bám lá làm cháy lá, khô cành các bạn có thể sử dụng Vanicide 5SL; Alpine 80WG; Mexyl MZ 72WP.

Nếu có vi khuẩn thì các bạn dùng thuốc gốc đồng như Copforce blue, Alpine 80WG.

Nếu cây thiếu vi lượng thì cần bổ sung thêm những loại vi lượng (Bo, Mo ,Fe, Mg, Mn…) hoặc các bạn sử dụng phân bón Poly feed 15-15-30.

Trên đây là cách chăm sóc mai vàng tháng 3 âm lịch được chúng tôi đúc kết từ các người dân trồng mai có kinh nghiệm. Mong rằng có thể giúp được bạn trong việc chăm sóc mai. Nếu các bạn có thắc mắc thì hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất.

Các bạn có thể xem thêm: Cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng tết bất chấp thời tiết

Bài viết liên quan:

Kỹ thuật cắt uốn cây hoa mai vàng đơn giản, chi tiết nhất
Tìm hiểu kỹ thuật ghép mai vàng chuyên nghiệp
Hạt mai bao lâu nảy mầm? Kỹ thuật ươm hạt mai chi tiết nhất
Hướng dẫn kỹ thuật xử lý thuốc khi mới đào mai về