Chăm sóc mai vàng trong một năm là một quá trình rất khó khăn cho người trồng vì nó liên quan đến nhiều vấn đề như nhu cầu dinh dưỡng, sâu bệnh của cây trong từng giai đoạn. Ngoài ra còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, tính chất của cây, độ tuổi…, nếu bón phân, phun thuốc không đúng thì sẽ không đảm bảo được chất lượng và hiệu quả cho cây mai. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách chăm sóc mai vàng tháng 4 cơ bản nhất. Từ những kiến thức cơ bản đó mà áp dụng vào tình trạng cây mai vàng của bạn đang chăm sóc sao cho hợp lý nhất.
Tìm hiểu một số nhóm phân bón cho cây mai vàng
Phân bón là tên gọi chung của các chất hay các hợp chất chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng khoáng cần thiết được bón vào đất, phun lên lá mai với mục đích cung cấp dinh dưỡng cho cây mai sinh trưởng, phát triển khỏe manh, xanh tốt, đạt năng suất trỗ bông cao….Phân bón cho cây sẽ được ra thành các nhóm sau đây:
- Phân bón hữu cơ như phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hưu cơ khoáng.
- Phân bón tổng hợp như NPK 30-10-10, NPK 20-20-20, NPK 6-30-30.
- Các chế phẩm sinh học như: Agrostim, nấm Trichroderma, Sincosin + Agrispon…
Bài viết mới nhất về giá bán mai vàng hiện nay
Cách chăm sóc và bón phân cho cây mai vàng vào tháng 4
Là thời điểm sau tết khi cây đã trút hết sức cho việc tạo hoa thì trong giai đoạn này cây đang ra chồi mới và ra lá mới. Lúc này, cây cần lượng dinh dưỡng để làm lại cành nhánh mới do đó cây cần rất nhiều đạm trong quá trình này. Đây là giai đoạn hồi phục và sinh trưởng mạnh của cây mai nếu cung cấp đủ dinh dưỡng thì cây phát triển tốt.
Thời điểm này các bạn có thể dùng các loại phân hữu cơ hoai mục như phân cá, bánh dầu, phân hữu cơ sinh học … cùng các loại phân hóa học có hàm lượng đạm cao để bón cho cây mai. Sau đây là cách bón phân tùy thuộc vào từng loại mai như sau:
- Đối với những cây mai suy yếu các bạn không bón phân NPK, phân lân, phân hưu cơ.. Chỉ nên sai kích rễ tối đa 3 lần. Nếu các bạn đã dùng đủ 3 lần thì không cần dùng nữa. Nếu dùng kích rễ thì tối đa 15 ngày 1 lần.
- Đối với những cây phát triển tốt, số lượng tàn lá nhiều: Với những cây này mới phục hồi nên không cần phải cắt tỉa cây mai. Để lá cây quang hợp tạo nhựa nuôi cây. Nếu đã bón phân hữu cơ vào tháng 3 thì tháng 4 các bạn bón super lân như phải chờ đến 15 ngày sau mới bón cho cây từ lúc bón phân gà nén thì mới bón super lân. Các bạn bón khoảng 7gr super lân pha khoảng 2 lít đên 3 lít nước để tưới cho cây.
- Đối với cây mai ghép các bạn có thể bón phân 30-10-10 hoặc kết hợp chung với phân gà nén tùy theo liều lượng của từng cây. Ngoài ra các bạn có thể thay thế phân npk 20-10-10, phân npk 16-12-8. Các bạn có thể trộn chung với Humic là chất xúc tác để tăng thêm hiệu quả.
- Đối với cây mai rin là cây không ghép mắt, lá thưa nên mình sử dụng phân phân npk 16-16-8 hoặc phân npk 30-17 để bón cho mai. Còn không có các loại phân trên thì các bạn có sử dụng DP như nếu dùng lâu dài thì cây sẽ bị nếu kali vây nên khi dùng DP các phải bổ sung thêm Kali.
Cách trị một số sâu bệnh cho cây mai vào tháng 4
Giai đoạn này cũng là giai đoạn bắt đầu xuất hiện một số loại sâu bọ gây hại cho chậu cây mai như bõ trĩ, nhện đỏ, sâu ăn lá nên các bạn phải có những biện pháp phòng và trị khi cây mắc bệnh.
1. Biện pháp trị bọ trĩ
Mỗi khi cây mai ra đọt non thì bọ trĩ trưởng thành sẽ di chuyển từ nơi khác tới đẻ trứng trên những đọt lá non. Sau vài ngày thì trứng nở ra con bù lạch non rất nhỏ dài khoảng hơn 1cm. Con trưởng thành và con ấu trùng đều chích hút nhựa của lá non. Tạo ra vết lấm tấm trắng nhỏ li ti.
Sau đó lá sẽ mất chất dinh dưỡng và phát triển không bình thường, nhỏ lại, mép lá bị khô cháy và cong lên, lá trở lên thô cứng hơn. Khi lá bị hại chuyển sang giai đoạn bánh tẻ và già, thức ăn không phù hợp cho bọ trĩ. Chúng lại chuyển sang những lá non khác để chích hút và gây hại. Bọ trĩ gây hại nhiều trong mùa khô. Các bạn có thể thực hiện một số biện pháp trừ bọ trĩ như sau:
- Khi các bạn tưới nước cho cây mai thì nên dùng lọai máy bơm có áp suất mạnh xịt thẳng vào những chỗ mà bõ trĩ bám vào để rửa trôi bớt chúng
- Các bạn có thể dùng các biện pháp sinh học: Pha “Eco insect killer” 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp lên cây mai. Các bạn nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun nhiều lần tùy theo tình trạng cây mai và cách nhau khoảng 5-7 ngày.
- Dùng các lọai thuốc trừ sâu như: Malvate 21EC; Trebon 10EC; Confidor 100SL; Admire 050EC.
Mai đột biến nhị ngọc toàn, giống mai mới độc lạ trên thị trường mai tết.
2. Biện pháp trị nhện đỏ
Khi lá hoa mai có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám sau đó sẽ chuyển dần màu xanh đen và nâu hơi đậm loang lổ, phiến lá bị phồng lên. Nếu không phát hiện và diệt trừ kịp thời, bộ lá của cây mai sẽ bị cằn lại, thô cứng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây mai. Các bạn có thể thực hiện một số biện pháp trừ nhện đỏ như sau:
- Các bạn không nên trồng hoặc đặt các chậu mai quá gần nhau. Hãy để tạo độ thông thoáng cho vườn mai.
- Các bạn nên chú ý quan sát cây mai để kiểm tra bộ lá để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời bằng cách ngắt bỏ những lá mai có nhện.
- Áp dụng biện pháp sinh học: Pha “Eco insect killer” 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp lên cây mai. Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát cách nhau 5-7 ngày.
- Dùng các lọai thuốc nếu nhện xuất hiện nhiều: Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus 500SG; Ortus 5SC; Cascade 5EC; Nissuran 5EC;… Các bạn nên dùng luân phiên thuốc để tránh nhện kháng thuốc.
3. Biện pháp trị sâu ăn lá
Sâu ăn lá là đối tượng thường xuất hiện và gây hại cho cây mai nhất là vào những đợt cây mai ra đọt non, lá non để phát triển thân cành. Khi mới nở sâu non gặm nhấm làm khuyết lá cây, khi lớn chúng nhả tơ kéo vài lá non lại với nhau, rồi nằm bên trong cắn phá lá mai. Nên sẽ làm cho lá bị khuyết, nếu nặng lá có thể bị cắn chỉ còn lại gân ở cuống lá.
Làm cho cây sinh trưởng và phát triển kém, cây còi cọc, ra ít bông hoặc bông nhỏ không đẹp. Sâu ăn lá thường gây hại nhiều trong mùa mưa nhiều nhất là lúc ra đọt non, lá non để phát triển thân, cành, lá. Các bạn có thể thực hiện một số biện pháp trị sâu ăn lá như sau:
- Khi các bạn chăm sóc cây mai vàng phải chú ý quan sát nếu thấy tổ sâu thì giết ngay.
- Áp dụng biện pháp sinh học: Pha “Eco insect killer” 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp lên cây. Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát cách nhau 5-7 ngày.
- Dùng một số thuốc trừ thông thường như: SecSaigon 5EC, 10EC; Diaphos 5EC; Sagothion 50EC…
Qua bài viết này, chúng tôi đã gửi đến bạn cách chăm sóc mai vàng tháng 4 với những kỹ thuật cơ bản và đầy đủ nhất để giúp các bạn tạo ra một cây mai khỏe mạnh nhất!
Các bạn có thể xem thêm: Cách chăm sóc cây mai vàng bị suy, khô cành phục hồi nhanh chóng