Trong quá trình chăm sóc mai vàng thì việc tưới nước cho cây rất quan trọng, nhiều bạn sẽ nghĩ rằng không cần tưới nước cho cây mai nếu như trời mưa, tuy nhiên có những cây do tàn quá dày che kín hết miệng chậu, nên nước mưa sẽ không thể vào được sẽ làm cho cây mặt dù vẫn ướt lá nhưng đất không có nước để nuôi dưỡng cây. Vậy việc thiếu nguồn nước sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến cây mai như thế nào và vì sao khi thiếu nước cây mai sẽ chết dần, quy trình tưới nước cho cây thế nào cho hợp lý. Thì xin mời các bạn cùng đi vào theo dõi bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi.

Những trường hợp dẫn đến cây mai thiếu nước
Do độ ẩm của không khí xuống thấp
Khi độ ẩm không khí ở mức thấp làm cho việc thoát hơi nước của cây mai diễn ra quá mạnh, dẫn đến cây mai bị mất cân bằng nước. Trường hợp này thường sẽ xuất hiện ở khu vực miền Bắc có gió mùa Đông Bắc hoặc gió mùa Tây Nam ở miền Trung vào mùa hè. Nếu để ý thì sẽ thấy đất trên cây mai sẽ khô hạn, ở trường hợp này thì các bạn cần bổ sung đủ nước cho cây mai hằng ngày.
Tác nhân sinh lý làm mai bị thiếu nước
Tính chất hóa lý của các chất nguyên sinh sẽ bị thay đổi khi cây thiếu nước: Tăng độ nhớt chất nguyên sinh sẽ làm chậm đi quá trình sống của cây, giảm mức độ phân tán của cành và lá, giảm đi khả năng thủy hóa và tính đàn hồi của keo nguyên sinh…
Thay đổi đặc tính hóa sẽ kéo từ trạng thái sol linh động thuận lợi cho các hoạt động sống sang trạng thái Coaxecva hoặc gel kém linh động, cản trở hoạt động sống của cây mai,..
Quá trình trao đổi chất của cây mai lúc thiếu nước sẽ bị đảo lộn từ hoạt động chủ yếu khi đủ nước chuyển sang hướng phân giải. Việc phân giải quan trọng nhất đó là phân giải các chất Protein và Acid nucleic, kết quả giải phóng và tích lũy NH3 gây tình trạng ngộ độc cho cây và có thể làm chết cây.

Kiềm hãm các hoạt động sinh lý của cây mai
Hoạt động quang hợp của cây mai sẽ bị ức chế nếu cây bị thiếu nước. Xuất hiện hiện tượng thiếu CO2 vì khí khổng đóng, lục lạp trong lá bị phân hủy, ức chế tổng hợp các chất diệp lục, lá mai bị héo và khô chết, sự vận chuyển các chất quang hợp ra khỏi lá và về cơ quan dự trữ sẽ tắc nghẽn.
Việc thiếu nước ban đầu ở trên cây sẽ làm tăng hô hấp, về sau giảm hô hấp nhanh, hiệu quả sử dụng năng lượng hô hấp thấp vì hô hấp sẽ sản sinh ra nhiệt.
Dòng vận chuyển vật chất trong cây mai vàng sẽ bị ức chế mạnh, tốc độ dòng thoát hơi nước sẽ giảm vì sự hút chất khoáng giảm. Sự thiếu nước sẽ kiềm hãm đi tốc độ vận chuyển chất đồng hóa về cơ quan dự trữ và sẽ gây ra hiện tượng “ chảy ngược dòng” các chất đồng hóa từ cơ quan dự trữ về lại cơ quan dinh dưỡng.
Nếu như cây mai bị ức chế sinh trưởng: Đỉnh sinh trưởng của cây sẽ không được phân chia nếu thiếu nước, quá trình dãn ra của tế bào bị ức chế làm cho cây mai sinh trưởng chậm. Nên nước được xem là yếu tố quan trọng trong việc sinh trưởng của các tế bào.
Thiếu nước sẽ làm ảnh hưởng đến việc phân hóa hoa và đặc biệt là việc thụ phấn của cây. Khi gặp mùa hạn, hạt phấn của mai sẽ không thể nảy mầm được, ống phấn không sinh trưởng được, sự thụ phấn sẽ không thể xảy ra và hạt mai sẽ bị lép, sẽ không có hạt giống tốt để nhân giống về sau.
Mai vàng đột biến nhị ngọc toàn, một giống mai mới đang được săn đón trên thị trường mai tết.
Quy trình tưới nước cho cây mai vàng hợp lý
Các bạn cần phải tưới nước 2 lần/ngày cho cây mai vào mùa hè. Tưới nước vào lúc sáng sớm và chiều mát, đối với chất đất phù sa phải tưới ướt lá mai và đong đầy thành chậu, đất có các thành phần tro trấu, xơ dừa nhiều thì tưới một lượng nước vừa đủ, không cần tưới nhiều dễ bị úng.
Vào mùa mưa, nếu mai lớn không thể lấy được nước tự nhiên, thì các bạn cần tưới một lần/ngày để giúp cho cây mai vàng có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Các trường hợp cần phục hồi bộ rễ cây mai trước khi tưới nước
- Do trạng thái sinh lý của cây mai sẽ không cho phép cây hút nước dù ở môi trường không thiếu nước. Rễ cây mai sẽ không thể lấy được nước dù quá trình bay hơi nước vẫn diễn ra nên cây mai sẽ bị mất cân bằng nước.
- Khi gặp những điều kiện bất lợi từ môi trường cây mai sẽ bị Stress, bị tấn công do một số loại nấm bệnh sẽ làm bịt kín mạch rễ, gây tổn thương rễ, cây không hút nước được.
- Cây mai bị ngập úng nước: Đất trồng bị yếm khí, rễ cây sẽ thiếu oxy để hô hấp nên sẽ không có năng lượng cho quá trình hút nước.
- Cây mai bị nhiễm mặn: Khi nồng độ muối trong nước quá cao độ dịch bào của rễ sẽ làm rễ cây không thể hút nước.
Những lưu ý khi tưới nước cho cây mai vàng
- Các bạn tránh lặt lá của mai khi trời mưa.
- Không nên tưới nước quá nhiều sau khi lặt lá mai.
- Nếu các bạn tưới nước thừa thì nụ hoa mai sẽ nở chậm, hoa không đẹp.
- Nguồn nước phải được chú trọng, nguồn nước sẽ quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây mai vàng.
Nếu nước có độ PH < 7: Thì ảnh hưởng đến lá, rễ và quá trình sinh trưởng của mai.
Nếu nước có độ PH > 7: Sẽ làm cây mai hấp thụ chất dinh dưỡng chậm, khi bón phân sẽ gây thừa chất dẫn đến hiện tượng ngộ độc cho cây mai.
Để đảm bảo được nguồn nước tốt nhất cho cây mai vàng phát triển tốt thì tại nhà vườn cần làm hệ thống bể lọc nước, bể lọc đơn giản để đảm bảo nguồn nước an toàn cho cây sinh trưởng và phát triển.
Mong rằng với những chia sẻ trên của yeumaivang.com sẽ giúp các bạn biết được cách tưới nước cho cây mai vàng hợp lý nhất. Nếu các bạn muốn xem thêm những bài chia sẻ hữu ích khác thì có thể vào trang chủ của yeumaivang.com. Chúc các bạn chăm mai tốt nhé!
Các bạn có thể xem thêm: Kỹ thuật trộn đất trồng mai chuẩn nhất giúp mai phát triển tốt nhất