Mai vàng là loài cây được trồng chủ yếu để làm cảnh, trang trí vào những ngày tết. Tuy nhiên, các loại côn trùng tấn công cây, trong đó có nhện đỏ, thường sẽ gây ảnh hưởng lớn đến vẻ thẩm mỹ của cây mai. Để đối phó tốt với tình trạng nhện đỏ trên cây mai, người trồng cần phải nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh để có cách phòng trị bệnh kịp thời. Cùng yêumaivang.com tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây!
Đặc điểm và hình thái của nhện đỏ (còn có tên gọi khác là bọ trĩ)
- Tên khoa học: Tetranychus sp.
- Họ: Tetranychidae
- Bộ: Acarina.
Nhện đỏ là loài côn trùng phổ biến sống tập trung thành bầy đàn, khả năng sinh sản rất nhanh chóng. Nhện đỏ sinh sản quanh năm nhưng hoạt động mạnh vào mùa hè và mùa thu từ tháng 4 – 9 hàng năm. Từ nhỏ tới lớn nhện đỏ sẽ có 3 lần đổi màu sắc khác nhau: Vàng, hồng, đỏ đậm. Cơ thể nhỏ khoảng 1mm là lợi thế của nhện đỏ nếu người trồng mai vàng không chú ý quan sát sẽ khó nhận biết bằng mắt thường.
Chúng sống ký sinh chủ yếu ở mặt trên của những lá mai già, lá bánh tẻ (nên như mật độ cao chúng thường tập trung ở mặt dưới lá, cành lộc non, quả). Nhện đỏ sẽ chích hút nhựa cây tạo nên các chấm nhỏ li ti màu trắng bạc hoặc hơi vàng trên lá.
Dấu hiệu cây mai vàng bị bệnh nhện đỏ tấn công
Nhện đỏ tuy nhỏ nhưng sức công phá rất mạnh. Chúng bám trên mặt lá mai để hút nhựa, ăn biểu bì dẫn tới lá bị mảnh, phồng to lên rồi chuyển sang màu xanh đen. Tuy chúng chủ yếu phá hoại bộ lá mai nhưng nếu người trồng không có biện pháp diệt trừ tận gốc thì sẽ gây ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây mai.
Cách phòng và trị bệnh nhện đỏ trên mai vàng
Khi phát hiện cây mai của các bạn bị bệnh là do tác nhân nhện đỏ thì cần phải xử lý kịp thời theo kỹ thuật chăm sóc mai. Nếu trồng mai theo mô hình nhiều thì phải đặt các chậu bị bệnh cách ly các chậu còn lại, tránh bệnh lây lan sang các chậu mai đang khỏe mạnh. Đây là biện pháp phòng và chữa bệnh nhện đỏ hiệu quả hiện nay.
Khi tưới nước cho cây mai người trồng nên thường xuyên quan sát các cành lá. Dùng kính lúp để nhìn cho rõ, vì kích thước nhện đỏ rất nhỏ nên sẽ khó quan sát. Lúc này người trồng cần phải sử dụng các loại thuốc diệt nhện đỏ bằng hình thức phun xịt: Vimite 10ND, D-C-Tron Plus 98,8EC, Vibamec 1.8EC, Comite 73EC, Nissuran 5EC,…
Các bạn nên thường xuyên thay đổi liên tục các loại thuốc trên. Vì nhện đỏ có sức đề kháng rất tốt, nếu chỉ sử dụng một loại thuốc thì sẽ rất khó mà diệt chết chúng. Để sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao thì người trồng cần phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng và tham khảo ý kiến người bán.
Những loại thuốc đặc trị nhện đỏ trên mai vàng phổ biến hiện nay
Thuốc Chlorferan 240SC
Chlorferan 240SC được biết đến là loại thuốc đặc trị bọ trĩ, nhện đỏ trên cây mai có hiệu quả nhanh chóng, lâu dài. Thuốc Chlorferan 240SC có tác dụng tiếp xúc, vị độc, thuốc có khả năng xâm nhập nhanh, khả năng ức chế quá trình tổng hợp năng lượng ti thể nằm trong tế bào sâu non. Từ đó, làm cho nhện đỏ nói riêng và sâu bệnh trên cây trồng không có thời gian thích nghi để kháng thuốc.
Thuốc Chlorferan 240SC có nhiều dạng như gói hoặc chai nên sẽ dễ dàng lựa chọn loại phù hợp.
Cách dùng thuốc Chlorferan 240SC để điều trị nhện đỏ trên mai vàng như sau:
- Liều dùng: 0.3 lít/ha. Cách dùng: Phun khi mật độ nhện đỏ đạt 3 – 5 con/ lá.
- Thời gian cách ly: Trong vòng 7 ngày (tính từ ngày xử lý cuối cùng cho đến khi thu hoạch).
Thuốc Oshin 100SL
Với thành phần chính là hoạt chất Dinotefuran, thuốc trị nhện đỏ Oshin 100Sl có tác dụng tiếp xúc, giải độc. Oshin 100SL sẽ tiêu diệt bọ trĩ bằng cách kích thích thụ thể nicotinic acetylcholine tác động lên các khớp thần kinh nằm trong hệ thần kinh trung ương. Nhờ đó, thuốc có tác dụng điều trị bọ trĩ, nhện đỏ trên cây mai hiệu quả.
Cách dùng Oshin 100SL để trị nhện đỏ trên mai vàng:
- Liều lượng dùng: 0.3 – 0.5 lít/ha. Sử dụng với liệu lượng nước phun 400 lít/ha. Phun cho cây mai bị nhện đỏ tấn công khi mật độ tầm khoảng 3 – 5 con/ngọn.
- Thời gian cách ly: Trong vòng 5 ngày (Tính bằng ngày từ lần xử lý cuối đến lúc thu hoạch)
Thuốc Fist 500WP
Fist 500WP là loại thuốc trị bệnh nhện đỏ trên cây mai thế hệ mới nhất. Thuốc Fist 500WP có tác dụng tiếp xúc, lưu dẫn gây ức chế thần kinh của côn trùng, sâu bệnh gây hại cây mai. Thuốc Fist 500WP sẽ có tác động nhanh, mạnh, làm giảm độ mật nhện đỏ sau khi phun thuốc và hiệu lực kéo dài.
Cơ chế hoạt động của thuốc đặc trị nhện đỏ Fist 500WP là xâm nhập vào trong cơ thể côn trùng, phá vỡ hệ thần kinh của chúng khi sâu bọ và côn trùng tiếp xúc hoặc ăn thuốc. Côn trùng khi ăn thuốc sẽ bị mất kiểm soát cơ thể kèm theo các triệu chứng như co giật, tê liệt và tử vong.
Cách dùng thuốc Fist 500WP để trị nhện đỏ trên mai vàng:
- Phun 2 bình cho công 1000m² để đạt hiệu quả cao nhất. Liều lượng nước để phun: 500 lít / ha.
Trên đây là cách nhận biết và phòng trừ nhện đỏ và một số loại thuốc đặc trị nhện đỏ trên cây mai hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ biết cách chăm sóc cây mai thật tốt nhé!
Xem thêm: Những loại sâu bệnh hại phổ biến trên cây hoa mai vàng