Mai vàng từ xưa đến nay luôn là loài cây may mắn được nhiều người lựa chọn để trang trí trong nhà khi mùa xuân về. Việc trồng mai cũng là nghề mưu sinh của nhiều hộ gia đình hiện nay. Vậy nên việc chăm sóc mai vàng trong một năm để cây mai phát triển tốt nhất là rất quan trọng. Đòi hỏi người trồng phải có kinh nghiệm chăm sóc mai để mai ra hoa đúng dịp tết. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc mai vàng tháng 12 vì đây là lúc mai ra hoa cho kịp dịp tết. Nếu các bạn vẫn chưa có kinh nghiệm thì hãy xem bài viết dưới đây.
Cách chăm sóc cây mai vào tháng 12 âm lịch
Vào tháng 12 khi khí hậu vẫn còn lạnh nếu các bạn thực hiện lặt lá thì sẽ gây việc trổ bông không đồng đều ở cây mai. Vậy nên các bạn cần phun NPK 6-30-30 sau khi khi lặt lá để mai trổ bông đồng đều khi gặp thời tiết lạnh. Giúp hoa mai nở sẽ có màu sắc đẹp hơn và chống rụng cuốn.
Sau khi lặt lá mai thì các bạn không cần bón phân trong quá trình này. Vì cây đã dự trữ chất dinh dưỡng từ tháng trước. Nếu các bạn bón phân thời gian này thì chỉ làm cây mai vàng mau ra hoa hơn.
Thời điểm này các bạn cũng không nên tới nước nhiều vì đang thời điểm khí hậu lạnh nếu tưới nước quá nhiều sẽ sinh ra nấm móc gây nguy hiểm cho cây.
Lúc này các bạn nên phun thuốc phòng sâu bọ và nấm mốc cho cây. Đặc biệt là xịt thuốc phòng bọ trĩ trước và sau khi lặt lá mai. Nếu các bạn không phun thuốc phòng bọ trĩ thì sau khi cây ra hoa sẽ bị bọ trĩ cắn phá mạnh.
Hướng dẫn cách ghép mai vàng vào thân tỷ lệ thành công 100%
Thời điểm lặt lá mai vàng vào tháng 12
Nếu cây mai ra bông nở rộ cùng lúc thì các bạn phải lặt lá một lần, nếu muốn cây mai nở kéo dài nhiều ngày thì phải tuốt xen kẻ khoảng 2, 3 lần.
Đầu tháng 12 âm lịch khoảng ngày 5 đến ngày 7, các bạn phải quan sát thời tiết và nụ hoa mai để canh thời điểm lặt lá mai. Nếu mai đã có nụ lớn và trời nắng thì lặt lá mai vào ngày 15 – 20 tháng chạp.
Nếu thời tiết lạnh kéo dài, trời có mưa nhiều và nụ mai nhỏ thì các bạn lặt lá mai rơi vào khoảng đầu tháng là tốt nhất tháng. Với cây mai nhiều hơn 5 cánh cần phải lặt lá sớm hơn 1 tuần.
Trước khi lặt lá khoảng 2 – 3 ngày, phải ngừng tưới nước và bón phân để lá bắt đầu khô lại và đó đợi đến ngày lặt lá.
Mai nhị ngọc toàn – Giống mai đột biến độc lạ.
Cách chăm sóc sau khi lặt lá mai
Sau khi lặt lá thì các bạn ngừng tới nước 1 – 3 ngày rồi mới tưới nước bình thường trở lại. Sau đó các bạn cần theo dõi quá trình sinh trưởng và diễn biến thời tiết để có biện pháp điều chỉnh, thúc phân cho hợp lý.
Nếu sau khi lặt lá khoảng 5 – 7 ngày mai chưa bung vỏ trấu bao quanh nụ ra thì khả năng mai sẽ nở muộn. Lúc này, phải đem mai ra đặt ở nơi nhiều ánh nắng, hòa loãng phân NPK 6-30-30 và tưới vào gốc cây, sau vài ngày các bạn dùng nước ấm tưới đẫm gốc để kích thích cây mai nở sớm.
Nếu trời nắng mà đổ mưa thì sẽ làm hoa mai sẽ nở sớm. Vậy nên mỗi ngày chỉ tưới 1 lần với lượng vừa phải. Khi nào nắng trở lại thì các bạn đem mai ra phơi nắng để mai không nở sớm.
Nếu tới ngày 20 tháng Chạp nhưng hoa mai đã nở bung vỏ lụa thì cây sẽ nở hoa sớm rất cao. Lúc này các bạn cần chuyển cây đến nơi thoáng mát, lấy vải đen trùm gốc cây mai lại, tưới nước lạnh vào chiều tối để làm lạnh gốc giúp cây chậm ra hoa.
Cách phòng trừ sâu và cỏ dại cho cây mai
Hoa mai khá nhạy cảm với thuốc bảo vệ thực vật nên các bạn có thể sử dụng các chế phẩm sinh học như Bio – B, dịch tỏi… hoặc dùng tay bắt sâu trong giai đoạn kích thích cây mai ra hoa.
Để hạn chế cỏ dại bạn có thể lót sỏi quanh gốc hoặc dùng kéo cắt ngang thân cỏ chỉ giữ lại phần gốc để giữ ấm cho đất, nhưng không được để cỏ mọc quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mai.
Đối với việc trị bọ trĩ các bạn có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu như sau: Malvate 21EC; Trebon 10EC; Admire 050EC; Regent 5SC, Bifentox 30ND; Virigent 800WG…
Việc chơi mai thì dễ nhưng chăm sóc mai thì không phải việc đơn giản. Với những kinh nghiệm về cách chăm sóc mai vàng tháng 12 âm lịch mà chúng tôi chia sẻ mong rằng sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc mai hiệu quả hơn.
Các bạn có thể xem thêm: Chiêm ngưỡng những cây mai vàng khủng nhất Việt Nam