Cách chăm sóc mai vàng tháng 9 âm lịch

3 Tháng mười một, 2022

Mai vàng là cây cảnh được nhiều người trồng ở sân nhà hoặc các vườn mai chuyên canh ở miền Nam nước ta. Thuộc loại cây có giá trị kinh tế cao và mang nhiều ý nghĩa khi mùa xuân về. Để mai xanh tốt, mạnh khỏe, ra hoa đều và bông to nở đúng vào dịp tết thì phải có phương pháp chăm sóc đúng cách. Người trồng phải có kinh nghiệm về cách chăm sóc mai vàng. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách chăm sóc mai tháng 9 âm lịch hiệu quả. Nếu các bạn chưa biết hay chưa hiểu thì hãy đọc ngay bài viết sau!

cách chăm sóc mai vàng tháng 9 âm lịch
Hướng dẫn cách chăm sóc mai vàng tháng 9 âm lịch

Chăm sóc mai tháng 9 âm lịch

Việc chăm sóc mai tháng 9 âm lịch rất quan trọng và cần thiết vì nó quyết định đến 90% mai có ra hoa vào dịp tết. Việc bón phân sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng, cung cấp chất dinh dưỡng của cây. Dưới đây là các loại phân các bạn có thể sử dụng cho cây mai vào tháng 9 này:

  • Phân vô cơ: Các bạn có thể dùng phân D.A.P hoặc NPK, phân kali nhiều ít phân đạm. Các bạn có thể tham khảo như NPK 12 – 12 – 17.
  • Phân hữu cơ: Phân gà, Eco Hydro Shrimp kết hợp với Eco Nereo Kelp,…
  • Để dưỡng lá và ngó mai các bạn có thể dùng ECO NEREO KELP pha 0,1l cho 100l nước phun đều cây và lá.

Ngoài ra các bạn nên phòng và trị một số sâu bệnh hay phát triển ở cây mai tháng 9 này như nhện đỏ, nấm hồng…

Tham khảo thêm việc ghép mai vàng vào tháng mấy sẽ giúp mai nhanh ra bông vào đúng dịp tết

Cách bón phân cho cây mai vào tháng 9 âm lịch

Thời điểm này là đã bắt đầu xuất hiện gió đông về, cây sẽ có biểu hiện rụng lá dần như khi lá mai rụng dần hết thì hoa cũng bắt đầu sẽ nở. Vậy nên việc bón phân để giữ cho lá mai xanh và nụ không nở quá sớm sẽ phù hợp vào từng tình trạng của cây mai như sau:

  • Đối với những cây mai vẫn ra chồi non, lá non và nụ kim thì các bạn phải sử dụng kali KNO3 phun sáng sớm hoặc chiều mát. Sau 15 ngày các bạn tiếp tục phun nếu lá mai sẫm lại không ra chồi non, lá non nữa thì không cần phun. Các bạn cần kết hợp thêm phân DP đem ngâm nước và tưới cho cây. Liều lượng các bạn xem trên bao bì để kết cho chính xác.
  • Đối với những cây có nụ no tròn tương đối thì các bạn chỉ tưới 1 lần DP. Liều lượng các bạn tham khảo trên bao bì để có tỷ lệ phối trộn hợp lý.
  • Đối với những cây có nụ quá lớn có thể bung thì các bạn không nên bón phân hoặc sử dung liều lượng thấp của NPK 10-30-10 hoặc dùng phân DP. Đặc biệt các bạn không sử dụng kali vì sẽ kích thích nụ nở sớm.
cách chăm sóc mai vàng tháng 9 âm lịch
Kiểm tra cây mai thường xuyên

Cách phòng trừ bệnh cho cây mai vàng

Dưới đây là những bệnh hay xuất hiện ở cây mai vàng vào tháng 9 âm lịch, mời các bạn tham khảo thêm để có cách phòng và trị bệnh cho cây mai như sau:

1. Cách phòng bệnh nhện đỏ

Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ, nên sẽ rất khó phát hiện. Nhện trưởng thành và nhện non đều bu trên bề mặt của lá mai. Nếu không phát hiện và diệt trừ thì bộ lá của cây sẽ bị cằn lại, thô cứng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Để phòng trị loài nhện này thì các bạn không nên đặt các chậu mai cạnh nhau mà phải tạo nên sự thông thoáng để khi bị bệnh các bạn có thể phát hiện được.

Nếu có quá nhiều nhện đỏ xuất hiện thì các bạn có thể dụng thuốc để phun xịt như: Danitol 10EC; Comite 73EC; Cascade 5EC; Nissuran 5EC; Sirbon 5EC; Kelthane 18,5EC…Nên sử dụng luân phiên thuốc để tránh nhện bị kháng thuốc.

Mai đột biến nhị ngọc toàn, một giống mai quý hiếm trên thị trường mai vàng 2023.

2. Cách phòng bệnh đốm đồng

Ban đầu sẽ xuất hiện những vết bệnh chỉ là các đốm nhỏ, sau đó gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như ẩm độ trong vườn cao, thiếu nắng…thì sẽ phát triển mạnh hơn. Nếu bệnh quá nặng các bạn có thể dùng các loại thuốc như Copper-B, Coc 85; Copper-Zinc … để xịt ngừa lên thân, cành của cây mai.

cách chăm sóc mai vàng tháng 9 âm lịch
Hình ảnh những nụ hoa mai phát triển khỏe mạnh

3. Cách phòng bệnh nấm hồng

Bệnh nấm hồng ban đầu bệnh là một đốm nhỏ, sau đó cứ lan rộng dần ra rồi bao kín một đoạn cành, làm cho lá cây bị rụng, cành bị chết khô dần. Bệnh chỉ tấn công trên các cành nhỏ, ít khi gây hại ở các cành lớn hoặc trên thân.

Các bạn cần sớm phát hiện bệnh bằng cách kiểm tra vườn mai thường xuyên. Khi có bệnh các bạn nên sử dụng các loại thuốc như: COC 85WP; Vidoc 30WP ; Vidoc 80BTN; Vidoc 50HP…

Qua bài viết này chúng tôi đã cung cấp chi tiết quy trình chăm sóc mai vàng tháng 9 al đúng cách. Các bạn hãy lưu lại và bắt đầu áp dụng cho vườn mai nhà mình ngay để mang lại kết quả cao nhất.

Các bạn có thể xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật uốn tạo dáng mai vàng đẹp nhất

Bài viết liên quan:

Kỹ thuật cắt uốn cây hoa mai vàng đơn giản, chi tiết nhất
Tìm hiểu kỹ thuật ghép mai vàng chuyên nghiệp
Hạt mai bao lâu nảy mầm? Kỹ thuật ươm hạt mai chi tiết nhất
Hướng dẫn kỹ thuật xử lý thuốc khi mới đào mai về